Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/admin/domains/kyotohas.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Tháng tám 2021 - KYOTO HAS 50EX

Tháng: Tháng tám 2021

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau. Tại sao?

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là hiện tượng mà không ít người đã và đang gặp phải. Để bạn không còn lo sợ “tiền mất, tật mang” thì bài viết này, sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời giúp bạn có giải pháp kịp thời để có thể hạn chế tối đa những hệ lụy xấu về sau.

Lý do mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau

Trước hết, để lý giải vì sao sau mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, thì bạn cần hiểu được vì sao các bác sĩ lại chỉ định phẫu thuật.

Thoát vị đĩa đệm được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp, các phương pháp điều trị bảo tồn không còn mang lại kết quả. Mục đích của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là nhằm giảm áp lực lên các đĩa đệm bị thoát vị. Đồng thời, giải phóng các dây thần kinh cột sống đang phải chịu sự chèn ép từ đĩa đệm. Từ đó, giúp giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau

Thế nhưng, nhiều người sau mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, các chuyên gia lý giải hiện tượng này xảy ra có thể do một số nguyên nhân như:

– Các tổn thương sau mổ chưa hoàn toàn hồi phục: Sau khi ca mổ hoàn tất, những tổn thương cần có thời gian để phục hồi trở lại tùy vào phương pháp mổ hở hay mổ nội soi.

+ Với các tổn thương mô mềm sưng, phù, nề,… sẽ giảm dần sau 1 – 2 tuần và lành thương hoàn toàn sau khoảng 1 – 2 tháng.

+ Với tổn thương ở các rễ dây thần kinh bị chèn ép, cần có thời gian hồi phục khoảng 3 – 6 tháng.

– Hội chứng thất bại sau mổ thoát vị đĩa đệm: Nếu bạn gặp tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, có kèm theo một số bệnh lý toàn thân như: Tiểu đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh tự miễn,… thì rất có thể ca phẫu thuật này đã thất bại.

Theo ước tính, có khoảng 4 – 10% các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại bởi nhiều yếu tố như: Bị mô xơ sẹo sau mổ, cột sống mất vững chắc, hệ thống dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng,…

Để biết chính xác, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và có kết luận chính xác.

– Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ: Quá trình phẫu thuật thoát vị địa đệm, mục đích là lấy đi khối thoát vị để giải phóng sự chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy. Tuy nhiên, sau phẫu thuật tỷ lệ tái phát bệnh vẫn xuất hiện khoảng 5 – 15%.

Nếu cơn đau xuất hiện ở vài năm sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ bệnh tái phát rất lớn.

– Một số yếu tố khác khiến bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau như:

+ Sinh hoạt sai tư thế: Sau mổ thoát vị đĩa đệm, nếu không chú ý vận động đúng sẽ gây cản trở tới cho quá trình hồi phục. Ngoài làm phát sinh cơn đau, thì chúng còn làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh sau mổ.

Sinh hoạt sai tư thế cũng dẫn tới hiện tượng sau mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau

+ Tuổi tác: Đây chính là rào cản lớn, tác động tới hiệu quả sau mổ thoát vị đĩa đệm. Người cao tuổi khả năng hồi phục kém, nên hiện tượng đau có thể kéo dài hoặc nguy cơ tái phát bệnh rất cao.

Vì vậy, để biết chính xác tại sao sau mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, bạn cần xem xét và tới gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, tư vấn và có kế hoạch xử lý phù hợp, khi cần thiết bạn nhé!

Mổ thoát vị đĩa đệm và một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh nỗi lo vì sao sau mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau thì còn có rất nhiều các vấn đề xoay quanh phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải hữu ích:

1. Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay bất kỳ phẫu thuật nào khi nhắc tới thì mọi người đều nghĩ, đó không phải là một số tiền nhỏ. Tuy nhiên, cụ thể chi phí mổ nội soi thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền thì không phải ai cũng rõ. Đặc biệt, thắc mắc này là điều rất dễ hiểu đối với một bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng phương pháp này.

Rất khó để đưa ra con số cụ thể, bởi chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, có nhiều vị trí thoát vị đĩa đệm không; Thể trạng sức khỏe người bệnh ra sao; Thời gian cần điều trị là bao lâu; Cơ sở bệnh nhân lựa chọn điều trị;… Vì vậy, bài viết sẽ không thể đưa ra con số chính xác về mức chi phí mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu, mà chỉ có thể ước tính chi phí sẽ dao động từ 15.000.000 – 60.000.000 VNĐ.

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm tuy chi phí cao hơn so với các phương pháp khác, nhưng chúng cũng có nhiều ưu điểm nổi trội như: Rút ngắn thời gian mổ, quá trình hồi phục nhanh chóng và hạn chế nguy cơ viêm, nhiễm trùng.

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm chất lượng nên đi đôi với nó sẽ là mức chi phí cao. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành điều trị, để có quyết định đúng đắn và quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra thành công và an toàn.

Chi phí mổ nội soi thoát vị đĩa đệm còn tùy thuộc vào thực trạng bệnh của từng người

2. Mổ thoát vị đĩa đệm có bị liệt không?

Mổ thoát vị đĩa đệm được xem là giải pháp cuối cùng mà người bệnh lựa chọn, bởi nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Do đặc điểm, tại cột sống có chứa một bộ phận vô cùng quan trọng là tủy và hệ thống rễ thần kinh, nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng gây ra biến chứng nguy hiểm.

Ví dụ như, nếu làm tổn thương rễ dây thần kinh sẽ khiến người mắc đau nhức kéo dài, dai dẳng, rối loạn cảm giác, vận động tại vùng mà dây thần kinh đó chi phối. Hay nếu làm tổn thương tủy sống sẽ gây liệt… Chính vì thế, nhiều người băn khoăn không biết: Mổ thoát vị đĩa đệm có bị liệt không?

Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, với sự phát triển của nền y học hiện đại và trình độ chuyên môn của các bác sĩ ngày càng cao, người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm có bị liệt không. Bởi trên thực tế, tỷ lệ gặp phải biến chứng này cùng với tỷ lệ tái phát bệnh là khá ít, khoảng 5 – 15%.

Nếu được chỉ định mổ, bạn có thể cân nhắc thực hiện nếu tình trạng đau nhức kéo dài, dữ dội gây mất khả năng vận động và có nguy cơ liệt.

3. Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?

Đối với phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, bên cạnh giá cả thì một vấn đề cũng được đông đảo mọi người quan tâm đó chính là: Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trên thực tế, thời gian hồi phục sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở bạn lựa chọn, tay nghề bác sĩ, loại phẫu thuật (mổ hở hay mổ nội soi), tình trạng sức khỏe bệnh nhân,…

Trung bình thời gian hồi phục, quay trở lại hoạt động bình thường sau mổ thoát vị đĩa đệm, sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, người bệnh cần chú ý:

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

– Vật lý trị liệu, vật động, sinh hoạt nhẹ nhàng, phù hợp.

– Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng tốt.

– Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể bổ sung thêm dòng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên biệt cho người bị thoát vị đĩa đệm giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh.

Với những kiến thức bài viết giải đáp cho thắc mắc: Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, cùng một số câu hỏi khác xoay quanh vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm, hy vọng đã mang tới cho bạn những kiến thức bổ ích.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Bên cạnh việc điều trị thoát vị đĩa đệm theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, thì nhiều người băn khoăn rằng, bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Bởi lẽ, hầu hết các bệnh nhân đều mong muốn tìm kiếm được một phương pháp tập luyện hàng ngày tại nhà, để có thể giúp xương cột sống trở nên khỏe mạnh hơn.

1. Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Theo các chuyên gia, người bị thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải từ bỏ xe đạp. Bởi lẽ, đây cũng là một cách tốt bạn có thể kết hợp nếu có đủ các kiến thức và đã tham khảo lời khuyên của chuyên gia.

So với hình thức chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu,… thì đạp xe đạp đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được điểm cộng hơn. Bởi, nó đảm bảo nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống.

Người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể đạp xe

Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương mềm mại, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi và tình trạng vôi hóa sẽ ít hơn. Nhờ vậy, rễ thần kinh không bị chèn ép, cơn đau từ đó giảm đáng kể. Sau khi đạp xe, nhiều người đã không còn hoặc giảm hẳn tình trạng đau thắt lưng hay cột sống.

Nếu bạn lựa chọn môn thể thao sử dụng loại xe đạp cố định thì vừa có tác dụng kéo căng các cơ bắp, vừa không mang lại quá nhiều áp lực cho phần thắt lưng.

Đạp xe đạp tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng: Những người gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là vùng cổ hay lưng thường cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn ở tư thế nghiêng người về phía trước (như động tác lái xe đạp thể thao).

Đối với tình trạng bệnh ở thắt lưng dưới, xe đạp cố định dạng nằm ngả lưng có thể là một lựa chọn tốt vì nó đem lại sự thư giãn cho thắt lưng khi luyện tập.

Bên cạnh đó, việc đạp xe thường hay được thực hiện ngoài trời ở nơi có không khí trong lành, còn giúp cơ thể được thả lỏng, tuần hoàn hệ hô hấp cũng tốt hơn.

Như vậy là, với những lời giải thích ở trên dành cho câu hỏi: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Chúng tôi xin được khẳng định lại rằng, bạn hoàn toàn CÓ thể đạp xe đạp nhé!

2. Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm

Mặc dù, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đạp xe nhưng cũng nên chú ý đến tư thế khi sử dụng xe đạp để hạn chế những tác động xấu tới cột sống:

2.1 Không để mông rời khỏi phần yên xe

Khi đạp xe, nếu bạn để cho đầu gối chạm vào sườn xe lúc đang di chuyển, thì có nghĩa là phần hông của bạn đang bị đẩy quá nhiều về phía trước mặt. Khi đó, hông và lưng sẽ dễ gặp phải một số tổn thương không mong muốn và dẫn tới tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Vì vậy, trong lúc đạp xe, bạn cần chú ý không để mông rời khỏi phần yên xe, giữ phần lưng thẳng và hông đẩy ra phía sau. Như vậy thì việc đạp xe dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mới được an toàn.

Tư thế đạp xe đúng cho người bị thoát vị đĩa đệm

2.2 Nâng cao phần tay cầm khi đạp xe

Tư thế đạp xe đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vô cùng quan trọng. Đặc biệt là vị trí tay cầm khi bạn đạp xe. Theo các chuyên gia, khoảng cách phù hợp nhất từ chỗ ngồi đến tay lái là 8 inch. Khi đó, sẽ đảm bảo được xương và đốt sống không chịu quá nhiều áp lực, các đĩa đệm cũng giảm tình trạng chèn ép lên hệ thống dây thần kinh.

Bên cạnh đó, cánh tay là nơi chính lực chính khi đạp xe chứ không phải phần hông hay lưng. Hãy đạp thật chậm, nếu bạn chưa quen tư thế này và tăng dần tốc độ khi cảm thấy thoải mái hoàn toàn.

2.3 Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm

Dù việc đạp xe là tốt đối với người bệnh, nhưng nếu bạn không đạp xe đúng cách cũng khiến hoạt động này trở thành có hại. Khi mắc bệnh, bạn không nên đạp xe ở nơi có địa hình xấu vì sẽ khiến đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí.

Tốt nhất là bạn nên đạp xe ở đoạn đường bằng phẳng, tránh những đoạn đường mấp mô, nhiều dốc vì có thể gây ra va chạm, ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm và cột sống, càng khiến cơn đau nặng hơn.

Nếu không thể đạp xe bên ngoài, bạn có thể luyện tập với xe đạp thể thao đặt tại nhà. Đạp xe kết hợp việc hít thở bằng mũi, nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, chủ yếu điều hòa nhịp thở đảm bảo cơ thể không bị mất sức.

Không nên đạp xe với cường độ cao, không đi nhanh, chỉ nên đi nhẹ nhàng, từ từ, thư giãn. Ban đầu chỉ nên đi trong quãng đường ngắn (khoảng 1 – 2km), sau đó tăng dần tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe.

3. Chú ý khi chọn xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm

Khác với những người bình thường, đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi chọn xe cần chút ý một số điểm sau:

Cần chú ý khi  xe cho người bị thoát vị đĩa đệm sao cho phù hợp
  • Không cần thiết phải chọn những loại xe quá đắt tiền hay sang trọng, điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân là cần lựa chọn được loại xe phù hợp với chiều cao cũng như cân nặng của bạn.
  • Nếu chọn một chiếc xe không phù hợp với tư thế thì sẽ có thể làm xương khớp của bạn tổn thương thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, nguy cơ gặp chấn thương sẽ gia tăng với một chiếc xe quá cao hoặc quá thấp.
  • Chiều dài thân xe, độ dài của sải tay với cổ xe cần phù hợp với vóc dáng của bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn cần căn chỉnh lại độ dài và khoảng cách sao cho phù hợp nhất.
  • Một điều nữa đó là, bạn cần phân bố lực đồng đều khi đạp xe bởi nếu đạp xe liên tục trong trạng thái không thoải mái sẽ gây áp lực đè nặng lên cánh tay, cổ tay và cột sống lưng gây đau đớn, khó chịu.

Với câu trả lời mà bài viết giải đáp liên quan tới người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không, hy vọng đã giúp quý độc giả hài lòng. Đồng thời, cũng trong nội dung này, bài viết đã mang tới thêm những thông tin bổ ích về cách chọn xe cho người bị thoát vị đĩa đệm và tư thế đạp xe đúng cách cho người bị thoát vị đĩa đệm. Mong rằng, những thông tin ấy sẽ góp phần hữu ích trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thành công nhanh chóng hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Làm sao để chấm dứt?

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong những biểu hiện rất phổ biến, đặc biệt là những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe xương và sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, người bệnh cần có phương pháp điều trị sớm và phù hợp.

Vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị nứt, rách, khiến khối nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng cột sống. Cơn đau thường  âm ỉ khi nghỉ ngơi và dữ đội khi bệnh nhân vận động mạnh. Ở trường hợp nặng, vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị rách, khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài sẽ chèn ép vào hệ dây thần kinh các chi, dẫn tới hiện tượng đau nhức tê bì tứ chi, đặc biệt là chi dưới (tê chân).

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biểu hiện thường gặp khi bệnh dần chuyển sang giai đoạn nặng

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, chấm dứt hiện tượng tê bì chân hiệu quả thì trước hết, bạn cần biết lý do vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân? – Điều này được lý giải như sau:

Theo cấu trúc xương trong cơ thể người, vị trí đĩa đệm nối liền gai đốt sống với nhau mang chức năng giảm xóc và giúp bao bọc chất nhầy. Khối nhân nhầy này có tính đàn hồi, giúp giảm các chấn động của đốt sống.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê và teo chân sở dĩ là do: Vòng sợi (hay còn gọi là bao xơ) bị tổn thương, nứt rách, làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ  thần kinh. Hiện tượng này khả năng truyền tín hiệu từ dây thần kinh đến các cơ quan vận động bị suy giảm. Mọi cử động, di chuyển của chân và tay đều bị hạn chế,gây cảm giác tê thường xuyên và liên tục.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân về lâu dài không điều trị, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Ảnh hưởng đến khả năng vận động: Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân lâu dài sẽ làm giảm chức năng hoạt động của dây thần kinh giao cảm và hệ vận động của chân. Do đó, người bệnh sẽ thường xuyên gặp khó khăn khi di chuyển, không đứng vững và chân thường xuyên đau, nhức, mỏi.

– Các cơ bị yếu dần: Chân bị tê bì lâu ngày, vận động khó, sẽ khiến bệnh nhân ít vấn động được hơn. Lâu dần, nếu chân bị tê nhức quá mức, sẽ làm cho các rễ thần kinh xung quanh bị tác động, giảm tính năng hoạt động của cơ. Từ đó, chân dần trở nên yếu, teo cơ.

Tê chân – Biến chứng tăng nặng của bệnh thoát vị đĩa đệm

– Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân nói riêng. Nếu như chân sau một thời gian không vận động, các cơ bị teo dần đi. Lúc này khả năng di chuyển không có, nguy cơ bại liệt (tàn phế) rất cao.

Không những vậy, về lâu dài có thể khiến các cơ khớp khác như 2 tay,… dần co cứng, không cử động và tê liệt hoàn toàn. Rất nguy hiểm!

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể gây ra những hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, bệnh nhân cần gặp bác sĩ xương khớp sớm để điều trị kịp thời. Nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc có thể xảy đến.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần có một kế hoạch cụ thể, bài bản và nâng cấp dần. Người bệnh lúc này cũng không nên nôn nóng quá. Trước tiên, điều bạn cần làm lúc này là hãy gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, sau đó bác sĩ sẽ thăm khám, chụp film và lên phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ khác nhau. Dưới đây là một số phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

1. Điều trị nội khoa

Khoảng 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng các phương pháp nội khoa và không phẫu thuật.

Giai đoạn này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có nhóm thuốc giảm đau ngoại biên, thần kinh trung ương – chống trầm cảm và thuốc kháng viêm không chứa steroid.

Các triệu chứng có thể được cải thiện trong 6 – 8 tuần điều trị tích cực và tránh các hoạt động có thể gây áp lực lên đĩa đệm cột sống.

Sử dụng thuốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm

2. Điều trị ngoại khoa

Khoảng 10% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến hiện nay:

– Mổ hở: Đây là phẫu thuật truyền thống, thực hiện một vết mổ mở lớn trên da, để tiếp cận các đĩa đệm và giải các dây thần kinh.

– Mổ nội soi: Bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng hoặc ống nội soi để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Thủ thuật này sẽ giúp hạn chế tối đa xâm lấn và bác sĩ chỉ sử dụng một đường rạch nhỏ. Do đó thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn so với mổ hở. Nhưng chi phí sẽ tốn kém hơn.

– Phẫu thuật nhân đĩa đệm cột sống: Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ chuyên môn để tiếp cận đĩa đệm cột sống, sau đó dùng máy để hút lấy phần nhân ra ngoài. Phẫu thuật này chỉ được thực hiện nếu lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương.

Trên đây là một số lý giải vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân và hướng điều trị đang được áp dụng phổ rộng hiện nay. Hy vọng, với những chia sẻ này đã phần nào giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa nguy cơ do thoát vị đĩa đệm gây ra một cách hiệu quả nhất.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì? – Những điều có thể bạn chưa biết

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì? – Theo khảo sát, khoảng 90% người bị thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vị trí L4 L5. Đây là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng  vận động của con người. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, thoát vị đĩa đệm L4 L5 sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, thậm chí là tàn phế suốt đời.

1.Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Trước tiên, để hình dung được bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì, thì bạn phải hiểu được khái niệm về chúng.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 hay còn được gọi với tên đầy đủ là thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng L4 L5. Đây là tình trạng xảy ra khi vòng sợi đĩa đệm ở giữa các đốt sống L4 L5 bị rách, khiến nhân nhầy thoát và chèn ép vào rễ thần kinh,gây hiện tượng đau nhức vùng thắt lưng, sau đó lan xuống mông đùi và chân, dẫn đến hạn chế khả năng vận động của người mắc.

2. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Nhằm giúp bạn hiểu và dễ hình dung hơn về bệnh và hiểu được thoát vị đĩa đệm L4 L5 ra sao, bài viết xin gửi tới bạn hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 được mô phỏng như sau:

Hình ảnh mô phỏng vị trí đĩa đệm L4 L5

Film chụp hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Film chụp hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5

Như hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 mà bài viết cung cấp bên trên, bạn có thể thấy đĩa đệm L4 L5 nằm ở khu vực thắt lưng, nên rất dễ chịu ảnh hưởng và tác động từ bên trong lẫn bên ngoài, dẫn tới nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Vậy đâu là những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5? – Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh:

– Tuổi tác (lão hóa tự nhiên): Quá trình lão hóa sẽ tác động không nhỏ đến hệ thống xương khớp, ở giai đoạn này hệ thống xương khớp trong cơ thể bị thiếu chất, trở nên giòn, lỏng lẻo và vòng sợi đĩa đệm cũng dễ bị tổn thương, nứt rách..

– Tính chất công việc: Ngồi làm việc nhiều, không đứng dậy vận động di chuyển, hay làm những công việc nặng nhọc,… sẽ gây áp lực nặng kéo dài lên cột sống. Lâu dần, dẫn tới nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là vị trí L4 L5.

Ngồi lâu không vận động cũng là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5

– Chấn thương: Các chấn thương làm ảnh hưởng đến cột sống như bị ngã, tai nạn xe, va đập mạnh,… Cũng có thể khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh.

– Di truyền, bẩm sinh: Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể là do yếu tố di truyền từ người thân hoặc do chính bản thân bạn. Những ai mắc các bệnh lý bẩm sinh như: Vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, gù cột sống, gai cột sống,… đều có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, thì còn một số yếu tố khác cũng góp phần dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 đó là: Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Dinh dưỡng không đảm bảo, khiến xương hấp thụ thiếu chất gây lão hóa sớm và dễ mắc bệnh. Ngoài ra, những người thừa cân béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm L4 L5.

4. Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 hầu như sẽ xuất hiện những cơn đau tại vị trí cột sống thắt lưng hoặc đốt sống cổ. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 qua một số hiện tượng như:

Tê bì, ngứa ran

Những người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5  thường sẽ cảm thấy tê bì hoặc ngứa ran ở phần cơ thể được hoạt động bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng. Đồng thời, tình trạng thoát vị đĩa đệm này sẽ gây đau tê ở bàn chân hoặc ngón chân.

Đau vùng đùi hoặc chân

Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng đùi, bắp chân và liên quan đến một phần bàn chân. Khi hắt hơi hoặc ho mạnh cơn đau sẽ trở nên rõ nét hơn.

Đau vùng thắt lưng và hông

Đau dây thần kinh tọa do bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung hay vị trí L4 L5 nói riêng gây ra, cũng sẽ khiến cho các cơn đau buốt trải dài từ hông xuống đùi và lan xuống các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Đau vùng thắt lưng và hông – Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Teo và yếu cơ

Vùng cơ bị chi phối bởi các dây thần kinh, sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị đĩa đệm và dẫn đến tình trạng teo và yếu sức.

Cảm giác mệt mỏi

Các chức năng của cơ bắp khi hoạt động đã bị ảnh hưởng và có xu hướng yếu dần đi. Tình trạng này khi xảy ra sẽ khiến cho người bệnh bị vấp ngã trong quá trình di chuyển, vận động hoặc làm suy giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật.

5. Tác hại của thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây ra

Các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm L4 L5 nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

Đau rễ thần kinh

Đốt sống L4 thường có xu hướng trượt về phía trước trên đốt sống L5, gây tác động đến rễ thần kinh và xuất hiện những cơn đau tái phát lặp lại nhiều lần, với tần suất ngày một gia tăng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động, khả năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Rối loạn cảm giác

Rễ thần kinh khi bị tổn thương sẽ khiến cho phần da tại khu vực này bị rối loạn cảm giác nóng và lạnh thất thường, lúc ngứa, lúc đau,… không phân biệt được rõ ràng.

Rối loạn cơ quan bài tiết

Nhân nhầy thoát ra ngoài, sẽ gây chèn ép lên các cơ quan thần kinh và dẫn đến rối loạn cơ quan bài tiết. Từ đó, khiến cho bệnh nhân bị bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.

Nguy cơ bại liệt hoàn toàn

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, khả năng vận động kém, thì lâu dần sẽ dẫn tới nguy cơ bại liệt tứ chi, đặc biệt là 2 chi dưới.

Bại liệt là biến chứng nguy hiểm khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5

6. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Để tránh nguy cơ bị teo cơ, teo chi hoặc bại liệt toàn thân, người bệnh cần cảnh giác các triệu chứng biểu hiện của bệnh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 khác nhau:

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 sớm sẽ đem lại hiệu quả cao

6.1. Điều trị nội khoa

Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ, bằng việc áp dụng các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ… Đồng thời, kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Việc sử dụng các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5, kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu, có thể giúp bệnh nhân cải thiện được cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nếu áp dụng lâu dài sẽ khó có thể gây ra tác dụng phụ cho các cơ quan khác như: Thận, gan,… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.

6.2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp, các biện pháp điều trị không xâm lấn không mang lại kết quả khả quan, thì các bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phương pháp phẫu thuật. Tùy vào mức độ tổn thương, vị trí, biến chứng và khả năng của người bệnh, để lựa chọn phương án mổ hở hay mổ nội soi thoát vị đĩa đệm.

Mặc dù, tỷ lệ thành công của phương pháp này có thể đạt khoảng 70 – 85%, tuy nhiên nguy cơ tái phát và biến chứng sau mổ có thể xảy ra ở khoảng 5 – 15%. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

6.3. Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5

Bên cạnh các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 kể trên, để góp phần cho sự thành công trong điều trị bệnh, không thể không kể tới một số các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5.

Bài tập này sẽ bổ trợ đắc lực cho quá trình sử dụng các sản phẩm có chứa HAS-2, giúp người bị thoát vị đĩa đệm nhanh chóng cải thiện. Cụ thể:

– Bài tập gập người: Nằm ngửa, cong 2 đầu gối, lòng bàn chân và lưng áp lên sàn tập. Kéo cằm về phía ngực, cong phần trên cơ thể về phía trước để nâng vai khỏi mặt sàn, với 2 tay hướng về phía trước. Giữ tư thế này trong 3 giây sau đó từ từ hạ xuống. Hoặc bạn có thể siết chặt 2 tay sau cổ và khuỷu tay hướng ra ngoài. Thực hiện bài tập này 10 phút mỗi ngày.

– Bài tập hình cánh cung: Nằm úp và chống 2 tay xuống sàn. Nâng thân trước cao hết mức, đảm bảo cẳng tay duỗi thẳng, giữ đầu, lưng và chân thẳng. Giữ vững tư thế này trong 5 giây, sau đó hạ xuống nghỉ rồi lại tiếp tục nâng người như vậy khoảng 6 – 8 lần, nên tập 4 – 5 đợt mỗi ngày, mỗi đợt cách nhau 2 – 3 giờ.

Bài tập giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm L4 L5

– Bài tập nâng chân: Nằm ngửa người lên sàn, đầu gối cong, tay duỗi thẳng, thắt chặt cơ bụng. Giữ chân cong, nâng 1 chân lên khỏi mặt sàn, giữ trong vòng 5 giây trước khi hạ xuống. Sau đó đến chân còn lại. Tiếp theo nâng 1 cánh tay lên đầu, giữ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống, làm tiếp với cánh tay còn lại. Khi đã quen dần với các động tác, bạn có thể thực hiện song song động tác tay và chân: Nâng 1 chân và tay ở phía đối diện vào cùng một thời điểm. Bạn nên tập 10 phút mỗi ngày nhé.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã biết bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và dấu hiệu, biến chứng cũng như cách điều trị bệnh rồi phải không? Hy vọng, sau bài viết này, với những ai đang bị bệnh hoặc có người thân bị bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống Nguyên nhân và cách trị

Khớp gối rất dễ bị tổn thương, điển hình là tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống khiến người bệnh đau đớn và khó khăn trong việc đi lại. Nhưng không phải ai cũng biết đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu của bệnh gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này và chia sẻ một vài cách trị đau khớp gối tại nhà.

1.  Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau khớp gối có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài ở bất kỳ đối tượng nào. Đi kèm với tình trạng này có thể có thêm một số triệu chứng khác như: đầu gối sưng, nóng đỏ, duỗi thẳng đầu gối bị đau hoặc có thể nghe thấy tiếng khớp gối kêu mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Khi đó, bạn cần lưu ý tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh như sau:

1.1 Thoái hoá khớp gối

Ở độ tuổi càng cao thì hệ xương khớp của cơ thể càng lỏng lẻo, bắt đầu tình trạng thoái hoá. Đặc biệt ở độ tuổi trên 50 tuổi, sụn khớp và tổ chức xương dưới không còn dẻo dai, mặt khớp không còn trơn láng. Nên khi vận động, mặt khớp xù xì, thô ráp cọ sát vào nhau gây đau đớn cho người bệnh.


Người già thường bị đau khớp gối do thoái hoá khớp

1.2 Tràn dịch khớp gối

Lượng dịch trong khớp gối gia tăng bất thường sau chấn thương, chèn ép, nhiễm trùng hoặc nguyên nhân bất thường khác gây tích tụ hoặc dư thừa khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống.

1.3 Viêm khớp dạng thấp

Ngoài biểu hiện đau khớp gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống, viêm khớp dạng thấp còn kèm theo một số triệu chứng như sưng viêm vùng gối, đỏ, nóng ran, có thể sốt. Đặc biệt cơn đau thường có tính chất đối xứng ở 2 bên cơ thể.

1.4 Bệnh gout

Bệnh gout xảy ra do sự tồn đọng một lượng lớn Acid uric trong cơ thể, các tinh thể Urat lắng đọng chèn ép gây đau nhức tại các khớp. Các cơn đau thường xảy ra vào sáng sớm hoặc sau bữa ăn nhiều chất đạm.

1.5 Thiếu hụt canxi

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi sẽ khiến cho hệ xương khớp cơ thể lỏng lẻo, gây tổn thương lên xương khớp dẫn đến bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.

1.6 Chấn thương

Các hoạt động quá sức có thể tác động lên khớp gối gây tổn thương. Dẫn đến tình trạng đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống.

2. Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm không ?

Đau khớp gối  là chứng bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào, nhưng chủ yếu là ở người béo phì, phụ nữ mang thai hay người già.

Nếu tình trạng đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống xảy ra do: vận động quá sức, chấn thương, chế độ dinh dưỡng không đủ thì có thể phục hồi bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và mức tập luyện.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do bệnh lý thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây thương tật cho người bệnh như:

  • Đau mãn tính
  • Khuyết tật
  • Tê liệt
  • Mất cảm giác vĩnh viễn
  • Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn
  • Chất lượng cuộc sống kém

3. Cách điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Nếu bạn đang còn băn khoăn làm sao để đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống thì hãy tham khảo những phương pháp dưới đây:

3.1 Cách trị đau khớp gối tại nhà

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống với mức độ nhẹ hoặc khởi phát do chấn thương, chế độ dinh dưỡng không đủ thì người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giúp làm giảm đau tại nhà.

Chế độ dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh và hệ xương khớp chắc khỏe, bổ sung các thực phẩm có chứa glucosamine, Vitamin E, Omega 3.


Người bị đau khớp gối cần bổ sung nhiều dưỡng chất

Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm lạnh để giảm sưng đau khớp gối hoặc chườm nóng để thư giãn và lưu thông khí huyết. Mỗi lần chườm khoảng 15-20 phút, mỗi ngày 2-3 lần.

Massage: Massage nhẹ nhàng khớp gối giúp thuyên giảm cơn đau, thư giãn lưu thông tuần hoàn máu.

Dùng đai bó gối: Giúp làm giảm tác động lên khớp gối, hỗ trợ quá trình nhanh hồi phục tình trạng.

3.2 Khi nào thì cần sự thăm khám của bác sĩ ?

Mặc dù đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống khá phổ biến và thường không nghiêm trọng, nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách.

Để giúp quá trình điều trị đau khớp gối được hồi phục nhanh chóng, các bác sĩ có thể giúp bạn tập các bài tập vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc giảm đau.


Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã có thêm nhiều kiến thức về nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống. Mặc dù tình trạng này khá phổ biến nhưng chúng ta vẫn có thể hạn chế xảy ra bằng nhiều cách rất đơn giản như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thể thao vừa sức và có lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Bị đau khớp gối làm sao hết? 3 mẹo và 4 cách chữa đơn giản tại nhà

Đau khớp gối là tình trạng hay gặp nhưng không phải ai cũng biết bị đau khớp gối làm sao hết? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về đau khớp gối, đồng thời cung cấp thêm 3 mẹo chữa đau khớp gối và 4 bài thuốc trị đau khớp gối rất đơn giản tại nhà.

1.  Tại sao khớp gối đau nhức ?

Khớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể, bao gồm phần dưới xương đùi, phần trên xương chày và xương bánh chè tạo thành cùng lớp sụn bao bọc ngoài xương và hệ thống gân, cơ, dây chằng. Do đó, đau khớp gối có thể do tổn thương, chấn thương hoặc bệnh có liên quan đến một trong các cấu trúc này.


Đau nhức khớp gối rất khiến đi lại khó khăn

Đau khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên thường gặp:

1.1 Khớp gối bị chấn thương

Các hoạt động hàng ngày nếu không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến bất kỳ gân, cơ, dây chằng hoặc túi chứa đầy chất lỏng (bursae) bao quanh khớp gối.

Một số chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm:

  • Gãy xương:  Các xương của đầu gối có thể bị gãy khi ngã hoặc tai nạn. Những người có xương bị suy yếu do loãng xương rất dễ bị gãy xương đầu gối.
  • Rách sụn: Sụn rất dẻo dai, hoạt động như một bộ giảm xóc giữa xương ống chân và xương đùi. Sụn có thể bị rách nếu bạn đột ngột vặn đầu gối với lực mạnh. Đặc biệt ở những người chơi thể thao như bóng rổ, bóng đá,…hoạt động thường phải thay đổi hướng đột ngột.
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Một số chấn thương đầu gối gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch.

       Gãy xương bánh chè gây tổn thương khớp gối

1.2 Các bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp có thể ảnh hưởng đến khớp gối như:

  • Thoái hóa khớp: Là tình trạng hao mòn xảy ra ở sụn đầu gối theo tuổi tác, càng tuổi cao thì tỉ lệ thoái hóa khớp càng tăng cao, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi.
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch, có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Khi người bệnh vận động thì tình trạng này có xu hướng được cải thiện.
  • Bệnh Gout: Xảy ra do sự tích tụ Acid uric trong khớp. Mặc dù bệnh gút thường ảnh hưởng đến ngón chân, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở đầu gối và gây đau đớn nghiêm trọng.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Khớp gối bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, đau và đỏ. Tình trạng này thường xảy ra với sốt. Viêm khớp nhiễm trùng có thể nhanh chóng gây ra tổn thương lớn cho sụn đầu gối.

1.3 Hội chứng đau xương bánh chè

Là cơn đau phát sinh giữa xương bánh chè và xương đùi bên dưới. Hội chứng này thường gặp ở các vận động viên hoặc người lớn tuổi dễ bị viêm khớp xương bánh chè.

1.4 Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố có thể làm tăng rủi ro gặp các tình trạng đau khớp gối, như:

  • Cân nặng quá mức
  • Tiền sử chấn thương
  • Chơi thể thao quá mức
  • Đặc thù công việc thường xuyên tác động lên khớp gối
  • Cơ thể thiếu sự linh hoạt, khỏe mạnh

1.  Bị đau khớp gối làm sao hết?

Một số chấn thương nặng và các bệnh liên quan tại khớp gối có thể càng ngày càng nặng, thậm chí dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bị đau khớp gối làm sao hết? Dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn 3 mẹo chữa đau khớp gối và 4 bài thuốc trị đau khớp gối tại nhà.

2.1 3 mẹo chữa đau khớp gối tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng, các bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà như sau:

Cách xoa bóp chữa đau khớp gối

Phương pháp xoa bóp sẽ giúp làm giảm bớt căng thẳng, giảm đau ở khớp gối, khí huyết lưu thông.

Trước khi bắt đầu xoa bóp, các bạn ở tư thế ngồi, đầu gối hướng về phía trước và bàn chân đặt trên sàn. Thực hiện cách xoa bóp chữa đau khớp gối như sau:

  1. Thả lỏng hai bàn tay, dùng hai tay vỗ vào đùi trên, dưới và giữa 10 lần. Lặp lại 3 lần.
  2. Hai bàn chân phẳng trên sàn, đặt bàn tay lên trên đùi, lướt dần đến đầu gối, sau đó thả ra. Lặp lại 5 lần. Thực hiện tương tự cho mặt ngoài và mặt trong của đùi.
  3. Nhấn bốn ngón tay vào đầu gối và di chuyển lên xuống 5 lần. Lặp lại tất cả các động tác xung quanh đầu gối.
  4. Đặt lòng bàn tay lên trên đùi, lướt xuống mặt dưới đùi, qua đầu gối và ngược lên đùi ngoài.

Xoa bóp chữa đau khớp gối tại nhà

Chườm nóng, lạnh chữa đau khớp gối

Trong 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương đầu gối, dùng túi chườm lạnh để giảm sưng và làm tê cơn đau. Chườm 3-4 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút.

Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp.

Bài tập chữa đau khớp gối

Trước khi tập bài tập cho khớp gối, bạn có thể làm nóng các khớp gối trước hoặc massage nhẹ nhàng.

Các bài tập nhẹ nhàng như: duỗi cơ tứ đầu, giãn gân kheo, mở rộng chân,…có thể thực hiện 4-5 lần/ngày, chia làm các khoảng thời gian ngắn vừa sức chịu đựng của khớp gối.


Chữa đau khớp gối bằng những bài tập đơn giản tại nhà

8 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đơn giản tại nhà

Thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổđều đặn hàng ngày là một trong những cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì rất hiệu quả. Vậy đó là các bài tập nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết sau.

8 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả tại nhà

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh khá phổ biến hiện nay, tập trung ở lứa tuổi trung niên và đang có xu hướng trẻ hóa. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng đau nhức, tê bì vùng cổ, vai gáy và có thể lan xuống tay, bàn tay.

Mặc dù không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng việc thực hiện 8 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sau đây sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng hiệu quả:

1. Bài tập nghiêng đầu chạm tay

Bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau mỗi khi thấy mỏi vùng cổ nhé:

– Bước 1: Bạn gập khuỷu tay trái, đưa tay song song với tai trái, cách tai khoảng 5cm.

– Bước 2:  Nghiêng đầu sang trái để phần thái dương chạm vào lòng bàn tay.

– Bước 3: Làm tương tự với tay phải, mỗi bên 10 lần.


Tập luyện đúng cách giúp giảm triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả

2. Bài tập căng cổ sang ngang

– Bước 1: Ngồi bắt chéo chân trên sàn, lưng thẳng.

– Bước 2: Tay trái bạn duỗi thẳng, tay phải đặt lên đầu và nghiêng đầu sang phải và giữ khoảng 10 giây, sau đó thẳng đầu và làm tương tự với bên còn lại.

Lưu ý: Thực hiện mỗi bên 5 lần thì dừng lại. Trong khi luyện tập, bạn nên hít thở sâu, từ từ để lưu thông máu huyết tốt.

3. Bài tập kéo giãn hai bên cổ, ngồi vặn mình

– Bước 1: Bạn ngồi lưng thẳng, vuông góc với sàn nhà, 2 bàn chân chạm vào nhau.

– Bước 2: Bạn chống chân trái lên, bàn chân phải chạm vào mông bên trái.

– Bước 3: Bạn thực hiện động tác xoay cổ, vai và eo về bên trái và giữ cột sống thẳng.

– Bước 4: Sau đó, hãy chống tay trái về phía sau và đặt tay phải lên gối rồi giữ nguyên tư thế trong 60 giây.

– Bước 5: Trở về tư thế ngồi thẳng lưng như ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại. Trong quá trình thực hiện bài tập này, bạn hãy hít thở sâu và từ từ nhé!


Hãy thực hiện đúng hướng dẫn để mang lại hiệu quả tập luyện cao nhất

4. Bài tập căng cổ

Bài tập này giúp giảm đau mỏi cổ nhờ khí huyết được tăng cường lưu thông. Dưới đây là các bước thực hiện:

– Bước 1: Bạn ngửa 2 tay, 2 ngón út chạm vào nhau và đặt trước trán rồi đẩy đầu về phía sau.

– Bước 2: Giữ cho đầu và cổ một lực cân bằng với lực của tay sao cho đầu thẳng đứng. Lúc này bạn có thể cảm thấy phần cổ của mình căng lên.

– Bước 3: Giữ nguyên tư thế cho đến khi cổ có dấu hiệu mỏi thì dừng lại. Nên thực hiện bài tập này 5 lần. Khi tập chú ý hít thở sâu và đều.

5. Bài tập thả lỏng cổ

– Bước 1: Bạn ngồi gập chân, mông tì lên gót chân rồi ngả người về phía sau một cách nhẹ nhàng.

– Bước 2: Chống 2 tay về phía sau sao cho lòng bàn tay áp xuống sàn, ngón tay hướng ra ngoài.

– Bước 3: Từ từ nâng ngực lên và hạ thấp đầu về phía sau, duỗi cổ để kéo căng cơ ngực và giữ nguyên tư thế đó trong 30 giây.

– Bước 4: Trở về tư thế ban đầu.

Bài tập này giúp tăng cường hoạt động cho các đốt sống, cổ và ngực, giảm đau mỏi hiệu quả. Trong khi thực hiện, bạn nhớ hít thở sâu và chậm rãi nhé!


Bài tập thả lỏng cổ giúp vùng cổ được thư giã

6. Bài tập thư giãn cơ cổ

– Bước 1: Bạn ngồi thẳng lưng và cổ.

– Bước 2: Dùng 4 ngón tay tay (trừ ngón cái) miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ và vai gáy trong khoảng 2 – 3 phút để giúp khớp cổ được thư giãn, thả lỏng.

Bạn có thể áp dụng bài tập này nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào thấy mỏi cổ để giúp cơ thể thoải mái hơn.

7. Bài tập đứng cúi gập người

Đây là bài tập giúp cải thiện tình trạng đau mỏi cổ và lưng hiệu quả.

– Bước 1: Bạn đứng thẳng, 2 chân song song với nhau.

– Bước 2: Ưỡn ngực nhưng giữ cho sống lưng thẳng, vươn 2 tay lên cao và hít thật sâu.

– Bước 3: Gập người xuống sao cho 2 tay chạm sàn rồi thở ra nhẹ nhàng. Giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi trở về như ban đầu. Thực hiện động tác này khoảng 5 lần là bạn sẽ thấy cơ thể thoải mái, thư giãn hơn.

Thoát vị đĩa đệm vai gáy: Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm

Thoát vị đĩa đệm vai gáy ngày nay không còn là bệnh hiếm gặp và rất phổ biến ở những người làm công việc mang vác nặng, tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Vậy bệnh này có dấu hiệu nhận biết ra sao và các biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm vai gáy là gì?

Cột sống là trụ đỡ của toàn thể cơ thể con người và được chia thành 33 đốt sống từ cổ xuống đến thắt lưng, trong đó có 7 đốt sống cổ.

Giữa các đốt sống này là đĩa đệm được cấu tạo bởi bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong, giúp nâng đỡ cột sống, tạo điều kiện cho cơ thể vận động, làm việc một cách trơn tru và bảo vệ cột sống khỏi chấn thương.


Đau nhức vùng cổ, vai gáy khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái

Thoát vị đĩa đệm vai gáy là tình trạng vòng sợi (bao xơ) bao quanh đĩa đệm tại đốt sống cổ bị nứt rách, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau đớn, tê bì vùng vai gáy, lan xuống tay, bàn tay, ngón tay của người mắc.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm vai gáy

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng vai gáy điển hình là các cơn đau nhức, tê bì vùng cổ sau đó lan sang 2 bả vai hoặc sau đầu. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc âm ỉ, kéo dài trong nhiều ngày.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp các tình trạng khác như:

– Tê bì chân tay: Nguyên nhân gây ra điều này là do khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, các dây thần kinh. Người bệnh có thể cảm thấy tê ngứa, khó chịu ở tay, bàn tay, cánh tay.

– Vận động khó khăn: Người bệnh sẽ khó khăn để quay cổ, cúi hoặc ngửa cổ. Ngoài ra, việc giơ tay lên cao hoặc vòng tay ra sau lưng cũng khiến người bệnh vất vả và mất nhiều thời gian.

– Yếu cơ: Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân khối thoát vị chèn ép vào tủy sống khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, đi không vững.


Thoát vị đĩa đệm vai gáy có thể gây yếu cơ, khiến người bệnh đi lại khó khăn

– Bên cạnh các dấu hiệu trên, người bị thoát vị đĩa đệm vùng vai gáy còn có thể xuất hiện tình trạng khó tiểu, tiểu không tự chủ, đau một bên lồng ngực,… Những triệu chứng này báo hiệu cơ thể cần được điều trị và can thiệp sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm vai gáy

Thoát vị đĩa đệm nói chung, thoát vị đĩa đệm vai gáy có thể được điều trị khỏi nếu người mắc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị đúng phương pháp. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng bệnh là điều vô cùng quan trọng.

Dưới đây là 4 mức độ của thoát vị đĩa đệm, bạn đừng chủ quan mà bỏ qua nhé!

– Giai đoạn mới chớm bệnh: Đĩa đệm biến dạng nhẹ, nhân nhầy chưa bị thoát ra ngoài, bao xơ bên ngoài đĩa đệm vẫn giữ được tình trạng bình thường. Người mắc chỉ cảm thấy những cơn đau nhẹ ở vùng vai gáy và hết rất nhanh.

– Đĩa đệm to ra: Đây là giai đoạn bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị nứt, nhân nhầy chưa bị thoát ra nhưng không giữ được ở trạng thái bình thường. Điều này làm cho đĩa đệm phình to ra, gây những cơn đau đột ngột tại vùng vai gáy, thậm chí cơ đau còn lan xuống tay.

– Giai đoạn thoát vị: Lúc này, bao xơ bị rách 1 góc nhỏ khiến 1 phần nhân nhầy có xu hướng đẩy ra ngoài, tác động đến các rễ thần kinh vùng cột sống, khiến người bệnh có nhiều cơn đau buốt cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, làm việc.

– Giai đoạn nặng nhất: Bao xơ bị rách khiến nhân nhầy thoát ra, chèn ép các rễ thần kinh khiến người bệnh bị liệt cơ, dẫn đến bại liệt. Lúc này, cơn đau sẽ trở nên mãn tính, dai dẳng, âm ỉ và tính chất đau dồn dập, cường độ mạnh.

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm vai gáy

Thông thường, người bị thoát vị đĩa đệm có tâm lý chủ quan khi điều trị bệnh. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng còn khá mơ hồ thì thường bỏ qua, không thăm khám, điều trị sớm. Đến khi bệnh đã nặng, xuất hiện các biến chứng thì đĩa đệm đã bị xơ hóa, không thể điều trị về trạng thái ban đầu được.

Một số biến chứng có thể gặp phải nếu người bệnh không điều trị sớm, bao gồm:

– Liệt, tàn phế cả đời: Điều này do khối thoát vị chèn ép lên đốt sống cổ, khiến người bệnh không thể vận động.

– Hẹp ống sống: Tình trạng này có thể khiến người mắc bị đau, tê vùng bả vai, lan xuống tay và mức độ đau có thể giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể.

– Thiếu máu não: Khối đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép lên động mạch đốt sống ở cổ, gây ra thiếu máu não cho người bệnh.


Thoát vị đĩa đệm vai gáy có thể gây thiếu máu não

– Đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép: Điều này có thể khiến người bệnh bị đau nhức vai gáy, lan xuống cánh tay gây tê bì hoặc thậm chí teo cơ cánh tay.

– Rối loạn thần kinh thực vật: Người mắc thoát vị đĩa đệm vai gáy có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, ù tai, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đau ngực từng cơn, mất thăng bằng.

– Đau nhức toàn bộ cơ thể: Các cơn đau vùng cổ, vai gáy có thể lan xuống lưng, mông, chân, bàn chân và ngón chân khiến người bệnh khó khăn trong vận động, cúi gập người, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Cách phòng ngừa và cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm vai gáy hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm vai gáy rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, ngay từ bây giờ, dù chưa có triệu chứng của bệnh, bạn cũng nên thay đổi lối sống của mình để phòng ngừa bệnh hiệu quả, cụ thể:

– Có lối sống khoa học, không thức khuya, ngủ đủ 8 giờ/ngày.

– Hạn chế mang vác nặng, không vận động quá mạnh, hoạt động sai tư thế.

– Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe để nâng cao sức khỏe.


Thường xuyên vận động giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm vai gáy

– Không đứng, ngồi ở một tư thế quá lâu. Hãy đi lại, vận động để tránh cột sống bị mỏi.

– Kiểm soát cân nặng phù hợp, có chế độ ăn uống khoa học, tránh béo phì, từ đó giảm áp lực lên cột sống, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

– Thực hiện các phương pháp điều trị chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm vai gáy hiệu quả. Hãy phát hiện sớm các biểu hiện nghi ngờ bệnh và đi thăm khám kịp thời để có biện pháp điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm bạn nhé!

Tràn dịch khớp gối là gì?

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn dịch khớp gối khá phổ biến nhưng nhiều người lại rất chủ quan trọng việc nhận biết tình trạng bệnh. Nên khi đi khám thì thường bệnh đã nặng, dịch tràn nhiều và có dấu hiệu nhiễm trùng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trang bị nhiều thông tin hữu ích về bệnh tràn dịch khớp gối

  1. Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là sự gia tăng bất thường của lượng dịch tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối sau chấn thương, chèn ép, nhiễm trùng hoặc nguyên nhân bất thường khác trong khớp làm hạn chế vận động.

Bệnh nhân có thể cảm thấy rõ sự nặng nề ở khớp và trông sẽ căng hơn khi so sánh với đầu gối bình thường. Sự dư thừa và tích tụ dịch bên trong khớp sẽ khiến cho người bệnh khó chịu, đau nhức, phù nề, việc đi lại trở nên khó khăn.

Tràn dịch khớp gối do chấn thương khiến khớp gối sưng đau rõ rệt 
so với bên đầu gối còn lại.
  • Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

2.1 Do chấn thương

Các hoạt động như chơi thể thao quá sức, tai nạn, té ngã,…gây tổn thương lên khớp gối. Tình trạng chấn thương lặp đi lặp lại hoặc dây chằng hay sụn bị rách sẽ càng làm tăng nguy cơ lượng dịch dư thừa, tích tụ trong khớp gối dẫn đến tràn dịch khớp gối.

2.2 Do nhiễm khuẩn 

Người bệnh bị tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn bởi các loại virus, vi khuẩn, lao, nấm, vảy nến,… Các phản ứng viêm phát triển sẽ khiến cho khớp gối gặp tổn thương. Thậm chí nếu tình trạng kéo dài sẽ thì sụn khớp và bao hoạt dịch dễ bị huỷ hoại.

2.3 Do bệnh lý 

Người bệnh mắc các bệnh lý về xương khớp ở đầu gối như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp gối, gout,… có nguy cơ cao dẫn đến tràn dịch khớp gối.

2.4 Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể vượt ngưỡng cho phép sẽ tạo gánh nặng lên sụn khớp ở đầu gối. Việc phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài làm bao hoạt dịch tăng lên.

Người già là đối tượng có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối tương đối cao

2.5 Một số yếu tố thuận lợi 

Cơ thể bị thừa cân khiến cho áp lực đè nén lên khớp gối tăng, dẫn đến tổn thương sụn và tràn dịch khớp. Ngoài ra, những người có đặc thù công việc phải tác động lên đầu gối trong nhiều giờ cũng dễ bị tràn dịch khớp gối.

Triệu chứng nhận biết tràn dịch khớp gối ?

Dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được đó là tình trạng sưng tấy ở đầu gối, các cơn đau và sự khó khăn khi đi lại. 

Đầu gối sưng tấy, ấm nóng rõ rệt so với đầu gối còn lại

Ngoài ra, tràn dịch khớp gối còn thể hiện qua một số triệu chứng như sau: 

  • Sưng và đỏ da xung quanh đầu gối, nhìn thấy rõ rệt khi so sánh với bên đầu gối còn lại
  • Người bệnh di chuyển khó khăn, đau nhức
  • Cứng khớp, khó duỗi thẳng hay uốn cong
  • Có thể xuất hiện một vài vết bầm tím
  • Người bệnh có thể bị sốt nếu nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn. Tình trạng sốt thường nặng hơn vào ban đêm.
  • Cách chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Khi phát hiện những triệu chứng như trên, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để kiểm tra về tình trạng của bạn. 

Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm cho bác sĩ các thông tin về tiền sử chấn thương, đặc thù công việc hoặc các hoạt động có thể gây chấn thương lên khớp gối của mình. 

Các bác sĩ chọc hút dịch khớp và sẽ đem đi kiểm tra:

  • Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng
  • Tinh thể, protein và glucose có thể chỉ ra bệnh gút hoặc các bệnh lý khác
  • Tế bào máu có thể chỉ ra chấn thương
 Việc hút bớt dịch lỏng còn giúp làm giảm áp lực đầu gối của người bệnh.

Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm hình ảnh như X-quang , MRI , CT scansiêu âm có thể giúp xác định nguyên nhân của vấn đề.

  1. Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào 

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh. 

Một số phương pháp giúp giảm đau khớp gối thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh nguyên nhân do nhiễm khuẩn
  • Corticosteroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối
  • Chọc hút khớp để giảm áp lực tạm thời
  • Nội soi khớp 
  • Vật lý trị liệu để cải thiện tính linh hoạt và sức bền ở các cơ xung quanh khớp

Nếu khớp gối của bạn không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị này, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ túi bao hoạt dịch. Phẫu thuật thay khớp gối là một lựa chọn cho những trường hợp nặng nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ khắc phục triệu chứng tràn dịch khớp gối như:

Massage: Massage nhẹ nhàng lên khớp gối sẽ giúp người bệnh giảm đau và tăng cường lưu thông máu, cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.

Tác dụng nhiệt: Đầu gối có dấu hiệu sưng nhiều thì có thể chườm lạnh, còn nếu bị tụ máu tại đầu gối thì nên chườm nóng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố giúp xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện. Người bệnh nên bổ sung trong bữa ăn các thực phẩm giàu omega 3, các sản phẩm từ sữa, thực vật,…Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn nhiều muối, đường, rượu, chất béo chuyển hóa,…

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã biết tràn dịch khớp gối là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh rồi phải không? Hy vọng những kiến thức mà các bạn vừa được trang bị thêm sẽ giúp các bạn hay người thân của mình nếu đang bị tràn dịch khớp gối sẽ có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhé. 

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là một trong những biến chứng hay xảy ra và dễ làm suy giảm và mất khả năng vận động của người bệnh. Đây là một bệnh lý về xương khớp phổ biến, nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân số 1 không thể không kể tới đó là sự thiếu hụt dinh dưỡng. Khi không có đủ chất dinh dưỡng, các mô và hệ cơ-xương sẽ không hấp thụ được các chất cần thiết, lâu dần dẫn tới lão hóa nhanh, vòng sợi đĩa đệm bị tổn thương, nứt rách khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì.

Thứ 2, thoát vị đĩa đệm xuất hiện do tuổi cao. Người cao tuổi thì tỷ lệ nước trong nhân nhầy và bao xơ càng bị suy giảm. Khiến cho cấu trúc đĩa đệm bị thay đổi, khô cứng, dễ tổn thương, viêm nhiễm. Bao xơ lúc này cũng trở nên lỏng lẻo và dễ nứt rách khiến nhân nhầy chảy ra ngoài gây đau nhức.

Thứ 3, là do vận động nặng nhọc, quá sức: Khi người bệnh vận động mạnh, làm việc nặng nhọc thường xuyên, duy trì biên độ vận động lớn… Tình trạng này kéo dài, tạo áp lực mạnh lên cột sống khiến cho vòng sợi đĩa đệm bị tổn thương và gây thoát vị.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố nguy cơ khác, góp phần cho sự xuất hiện nhanh chóng của bệnh thoát vị đĩa đệm như: Chấn thương; Thừa cân, béo phì; nghiện thuốc lá; Di truyền;…

Vậy, thoát vị đĩa đệm gây teo chân là do đâu?

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là biến chứng của bệnh mà ai bị lâu cũng đều phải đối mặt.

Thông thường, khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (L4-L5) hoặc (L5-S1) sẽ làm cho các cơn đau lan rộng xuống tới mông và vùng phía sau đùi, chân. Từ đó làm giảm khả năng vận động.

Teo chân xảy ra có thể do một vài khối thoát vị đĩa đệm đã chèn lên các rễ thần kinh xung quanh và tủy sống. Cản trở quá trình lưu thông máu xuống vùng chi dưới, dinh dưỡng không được cung cấp đủ và đều, nên teo chân là điều không tránh khỏi.

Mặt khác, thoát vị đĩa đệm thường xuyên gây hiện tượng tê mỏi, đau nhức. Điều này, khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, lâu ngày cũng khiến cho các cơ yếu dần và teo lại.

Nếu thoát vị đĩa đệm gây teo chân xảy ra, đồng nghĩa với đó là bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nặng, nên người bệnh cần sớm tìm phương pháp chữa trị ngay.

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân có thật sự đáng sợ?

Như đã phân tích ở trên, thoát vị đĩa đệm gây teo chân là biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh gặp phải. Bệnh gây ra nhiều cản trở cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Và có thể đưa bệnh nhân đến gần với nguy cơ bại liệt hoàn toàn. Đây quả thật là một trong những biến chứng đáng sợ và nguy hiểm mà người bệnh phải đối mặt.

Chính vì vậy, để hạn chế biến chứng nguy hiểm này xảy ra, ngày từ giai đoạn đầu của bệnh bạn cần phải phát hiện sớm thông qua các biểu hiện bất thường. Từ đó, nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được kiểm tra, thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ phù hợp.

Có như vậy thì bạn mới ngăn chặn được nhiều biến chứng phức tạp khác có thể xảy ra.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm “nói không” với phẫu thuật

Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau. Với trường hợp bệnh chưa quá nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn như: Dùng thuốc, luyện tập, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng,… Còn phương pháp phẫu thuật chỉ là chỉ định cuối cùng, các bác sĩ cũng sẽ ít vận dụng chỉ trừ khi các cách điều trị không đem lại cải thiện tích cực.

Hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có kèm hiện tượng tê bì hoặc teo chân thì trước hết, bác sĩ sẽ chỉ định một số giải pháp như:

1. Dùng thuốc tây để giảm đau, viêm do thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định dùng là các loại thuốc giảm đau chống viêm sưng không có steroid và các loại thuốc giãn cơ. Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại vitamin bồi bổ thần kinh như vitamin B (B1, B6, B12).

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

2. Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm: Các bài tập kéo dài, nâng vật nặng, bài tập cốt lõi và đi bộ. Phương pháp này, giúp giảm áp lực lên các rễ thần kinh, giảm đau, tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đĩa sống và toàn bộ các chi, thúc đẩy quá trình lành bệnh và hạn chế nguy cơ teo cơ…

Để đem lại hiệu quả tốt, người bệnh cần có sự kết hợp giữa chế độ tập luyện – thuốc và dinh dưỡng khoa học mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoát vị đĩa đệm

Đối với bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng, việc duy trì một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin, các loại khoáng chất đúng cách để cải thiện sức khỏe và bệnh tình là điều rất cần thiết.

Những ai đang bị thoát vị đĩa đệm, hãy chú ý:

– Gia tăng dùng nước từ xương để bổ sung dưỡng chất, giúp xương sụn chắc khỏe.

– Người bệnh nên ăn nhiều rau củ tốt cho hệ xương khớp như: Nấm hương, cà rốt, mộc nhĩ,… hoặc những thực phẩm giàu vitamin A và E bởi đây là những loại củ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương và ngăn ngừa sự lão hóa xương.

– Bổ sung thêm sữa đậu nành, các loại ngũ cốc có nhiều vitamin, khoáng chất và canxi để tăng tuổi thọ cho xương khớp;

– Bổ sung thêm cá hồi, cá ngừ, tôm, cua đồng,… vào thực đơn mỗi ngày để tăng lượng acid béo, omega-3 và canxi cho cơ thể.


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM