Tràn dịch khớp gối là gì?

23 Tháng tám, 2021

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn dịch khớp gối khá phổ biến nhưng nhiều người lại rất chủ quan trọng việc nhận biết tình trạng bệnh. Nên khi đi khám thì thường bệnh đã nặng, dịch tràn nhiều và có dấu hiệu nhiễm trùng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trang bị nhiều thông tin hữu ích về bệnh tràn dịch khớp gối

  1. Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là sự gia tăng bất thường của lượng dịch tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối sau chấn thương, chèn ép, nhiễm trùng hoặc nguyên nhân bất thường khác trong khớp làm hạn chế vận động.

Bệnh nhân có thể cảm thấy rõ sự nặng nề ở khớp và trông sẽ căng hơn khi so sánh với đầu gối bình thường. Sự dư thừa và tích tụ dịch bên trong khớp sẽ khiến cho người bệnh khó chịu, đau nhức, phù nề, việc đi lại trở nên khó khăn.

Tràn dịch khớp gối do chấn thương khiến khớp gối sưng đau rõ rệt 
so với bên đầu gối còn lại.
  • Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

2.1 Do chấn thương

Các hoạt động như chơi thể thao quá sức, tai nạn, té ngã,…gây tổn thương lên khớp gối. Tình trạng chấn thương lặp đi lặp lại hoặc dây chằng hay sụn bị rách sẽ càng làm tăng nguy cơ lượng dịch dư thừa, tích tụ trong khớp gối dẫn đến tràn dịch khớp gối.

2.2 Do nhiễm khuẩn 

Người bệnh bị tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn bởi các loại virus, vi khuẩn, lao, nấm, vảy nến,… Các phản ứng viêm phát triển sẽ khiến cho khớp gối gặp tổn thương. Thậm chí nếu tình trạng kéo dài sẽ thì sụn khớp và bao hoạt dịch dễ bị huỷ hoại.

2.3 Do bệnh lý 

Người bệnh mắc các bệnh lý về xương khớp ở đầu gối như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp gối, gout,… có nguy cơ cao dẫn đến tràn dịch khớp gối.

2.4 Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể vượt ngưỡng cho phép sẽ tạo gánh nặng lên sụn khớp ở đầu gối. Việc phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài làm bao hoạt dịch tăng lên.

Người già là đối tượng có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối tương đối cao

2.5 Một số yếu tố thuận lợi 

Cơ thể bị thừa cân khiến cho áp lực đè nén lên khớp gối tăng, dẫn đến tổn thương sụn và tràn dịch khớp. Ngoài ra, những người có đặc thù công việc phải tác động lên đầu gối trong nhiều giờ cũng dễ bị tràn dịch khớp gối.

Triệu chứng nhận biết tràn dịch khớp gối ?

Dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được đó là tình trạng sưng tấy ở đầu gối, các cơn đau và sự khó khăn khi đi lại. 

Đầu gối sưng tấy, ấm nóng rõ rệt so với đầu gối còn lại

Ngoài ra, tràn dịch khớp gối còn thể hiện qua một số triệu chứng như sau: 

  • Sưng và đỏ da xung quanh đầu gối, nhìn thấy rõ rệt khi so sánh với bên đầu gối còn lại
  • Người bệnh di chuyển khó khăn, đau nhức
  • Cứng khớp, khó duỗi thẳng hay uốn cong
  • Có thể xuất hiện một vài vết bầm tím
  • Người bệnh có thể bị sốt nếu nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn. Tình trạng sốt thường nặng hơn vào ban đêm.
  • Cách chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Khi phát hiện những triệu chứng như trên, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để kiểm tra về tình trạng của bạn. 

Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm cho bác sĩ các thông tin về tiền sử chấn thương, đặc thù công việc hoặc các hoạt động có thể gây chấn thương lên khớp gối của mình. 

Các bác sĩ chọc hút dịch khớp và sẽ đem đi kiểm tra:

  • Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng
  • Tinh thể, protein và glucose có thể chỉ ra bệnh gút hoặc các bệnh lý khác
  • Tế bào máu có thể chỉ ra chấn thương
 Việc hút bớt dịch lỏng còn giúp làm giảm áp lực đầu gối của người bệnh.

Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm hình ảnh như X-quang , MRI , CT scansiêu âm có thể giúp xác định nguyên nhân của vấn đề.

  1. Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào 

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh. 

Một số phương pháp giúp giảm đau khớp gối thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh nguyên nhân do nhiễm khuẩn
  • Corticosteroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối
  • Chọc hút khớp để giảm áp lực tạm thời
  • Nội soi khớp 
  • Vật lý trị liệu để cải thiện tính linh hoạt và sức bền ở các cơ xung quanh khớp

Nếu khớp gối của bạn không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị này, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ túi bao hoạt dịch. Phẫu thuật thay khớp gối là một lựa chọn cho những trường hợp nặng nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ khắc phục triệu chứng tràn dịch khớp gối như:

Massage: Massage nhẹ nhàng lên khớp gối sẽ giúp người bệnh giảm đau và tăng cường lưu thông máu, cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.

Tác dụng nhiệt: Đầu gối có dấu hiệu sưng nhiều thì có thể chườm lạnh, còn nếu bị tụ máu tại đầu gối thì nên chườm nóng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố giúp xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện. Người bệnh nên bổ sung trong bữa ăn các thực phẩm giàu omega 3, các sản phẩm từ sữa, thực vật,…Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn nhiều muối, đường, rượu, chất béo chuyển hóa,…

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã biết tràn dịch khớp gối là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh rồi phải không? Hy vọng những kiến thức mà các bạn vừa được trang bị thêm sẽ giúp các bạn hay người thân của mình nếu đang bị tràn dịch khớp gối sẽ có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhé. 


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM