Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì? – Những điều có thể bạn chưa biết

23 Tháng Tám, 2021

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì? – Theo khảo sát, khoảng 90% người bị thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vị trí L4 L5. Đây là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng  vận động của con người. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, thoát vị đĩa đệm L4 L5 sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, thậm chí là tàn phế suốt đời.

1.Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Trước tiên, để hình dung được bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì, thì bạn phải hiểu được khái niệm về chúng.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 hay còn được gọi với tên đầy đủ là thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng L4 L5. Đây là tình trạng xảy ra khi vòng sợi đĩa đệm ở giữa các đốt sống L4 L5 bị rách, khiến nhân nhầy thoát và chèn ép vào rễ thần kinh,gây hiện tượng đau nhức vùng thắt lưng, sau đó lan xuống mông đùi và chân, dẫn đến hạn chế khả năng vận động của người mắc.

2. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Nhằm giúp bạn hiểu và dễ hình dung hơn về bệnh và hiểu được thoát vị đĩa đệm L4 L5 ra sao, bài viết xin gửi tới bạn hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 được mô phỏng như sau:

Hình ảnh mô phỏng vị trí đĩa đệm L4 L5

Film chụp hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Film chụp hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5

Như hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 mà bài viết cung cấp bên trên, bạn có thể thấy đĩa đệm L4 L5 nằm ở khu vực thắt lưng, nên rất dễ chịu ảnh hưởng và tác động từ bên trong lẫn bên ngoài, dẫn tới nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Vậy đâu là những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5? – Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh:

– Tuổi tác (lão hóa tự nhiên): Quá trình lão hóa sẽ tác động không nhỏ đến hệ thống xương khớp, ở giai đoạn này hệ thống xương khớp trong cơ thể bị thiếu chất, trở nên giòn, lỏng lẻo và vòng sợi đĩa đệm cũng dễ bị tổn thương, nứt rách..

– Tính chất công việc: Ngồi làm việc nhiều, không đứng dậy vận động di chuyển, hay làm những công việc nặng nhọc,… sẽ gây áp lực nặng kéo dài lên cột sống. Lâu dần, dẫn tới nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là vị trí L4 L5.

Ngồi lâu không vận động cũng là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5

– Chấn thương: Các chấn thương làm ảnh hưởng đến cột sống như bị ngã, tai nạn xe, va đập mạnh,… Cũng có thể khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh.

– Di truyền, bẩm sinh: Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể là do yếu tố di truyền từ người thân hoặc do chính bản thân bạn. Những ai mắc các bệnh lý bẩm sinh như: Vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, gù cột sống, gai cột sống,… đều có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, thì còn một số yếu tố khác cũng góp phần dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 đó là: Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Dinh dưỡng không đảm bảo, khiến xương hấp thụ thiếu chất gây lão hóa sớm và dễ mắc bệnh. Ngoài ra, những người thừa cân béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm L4 L5.

4. Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 hầu như sẽ xuất hiện những cơn đau tại vị trí cột sống thắt lưng hoặc đốt sống cổ. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 qua một số hiện tượng như:

Tê bì, ngứa ran

Những người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5  thường sẽ cảm thấy tê bì hoặc ngứa ran ở phần cơ thể được hoạt động bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng. Đồng thời, tình trạng thoát vị đĩa đệm này sẽ gây đau tê ở bàn chân hoặc ngón chân.

Đau vùng đùi hoặc chân

Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng đùi, bắp chân và liên quan đến một phần bàn chân. Khi hắt hơi hoặc ho mạnh cơn đau sẽ trở nên rõ nét hơn.

Đau vùng thắt lưng và hông

Đau dây thần kinh tọa do bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung hay vị trí L4 L5 nói riêng gây ra, cũng sẽ khiến cho các cơn đau buốt trải dài từ hông xuống đùi và lan xuống các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Đau vùng thắt lưng và hông – Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Teo và yếu cơ

Vùng cơ bị chi phối bởi các dây thần kinh, sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị đĩa đệm và dẫn đến tình trạng teo và yếu sức.

Cảm giác mệt mỏi

Các chức năng của cơ bắp khi hoạt động đã bị ảnh hưởng và có xu hướng yếu dần đi. Tình trạng này khi xảy ra sẽ khiến cho người bệnh bị vấp ngã trong quá trình di chuyển, vận động hoặc làm suy giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật.

5. Tác hại của thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây ra

Các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm L4 L5 nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

Đau rễ thần kinh

Đốt sống L4 thường có xu hướng trượt về phía trước trên đốt sống L5, gây tác động đến rễ thần kinh và xuất hiện những cơn đau tái phát lặp lại nhiều lần, với tần suất ngày một gia tăng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động, khả năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Rối loạn cảm giác

Rễ thần kinh khi bị tổn thương sẽ khiến cho phần da tại khu vực này bị rối loạn cảm giác nóng và lạnh thất thường, lúc ngứa, lúc đau,… không phân biệt được rõ ràng.

Rối loạn cơ quan bài tiết

Nhân nhầy thoát ra ngoài, sẽ gây chèn ép lên các cơ quan thần kinh và dẫn đến rối loạn cơ quan bài tiết. Từ đó, khiến cho bệnh nhân bị bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.

Nguy cơ bại liệt hoàn toàn

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, khả năng vận động kém, thì lâu dần sẽ dẫn tới nguy cơ bại liệt tứ chi, đặc biệt là 2 chi dưới.

Bại liệt là biến chứng nguy hiểm khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5

6. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Để tránh nguy cơ bị teo cơ, teo chi hoặc bại liệt toàn thân, người bệnh cần cảnh giác các triệu chứng biểu hiện của bệnh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 khác nhau:

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 sớm sẽ đem lại hiệu quả cao

6.1. Điều trị nội khoa

Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ, bằng việc áp dụng các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ… Đồng thời, kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Việc sử dụng các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5, kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu, có thể giúp bệnh nhân cải thiện được cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nếu áp dụng lâu dài sẽ khó có thể gây ra tác dụng phụ cho các cơ quan khác như: Thận, gan,… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.

6.2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp, các biện pháp điều trị không xâm lấn không mang lại kết quả khả quan, thì các bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phương pháp phẫu thuật. Tùy vào mức độ tổn thương, vị trí, biến chứng và khả năng của người bệnh, để lựa chọn phương án mổ hở hay mổ nội soi thoát vị đĩa đệm.

Mặc dù, tỷ lệ thành công của phương pháp này có thể đạt khoảng 70 – 85%, tuy nhiên nguy cơ tái phát và biến chứng sau mổ có thể xảy ra ở khoảng 5 – 15%. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

6.3. Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5

Bên cạnh các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 kể trên, để góp phần cho sự thành công trong điều trị bệnh, không thể không kể tới một số các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5.

Bài tập này sẽ bổ trợ đắc lực cho quá trình sử dụng các sản phẩm có chứa HAS-2, giúp người bị thoát vị đĩa đệm nhanh chóng cải thiện. Cụ thể:

– Bài tập gập người: Nằm ngửa, cong 2 đầu gối, lòng bàn chân và lưng áp lên sàn tập. Kéo cằm về phía ngực, cong phần trên cơ thể về phía trước để nâng vai khỏi mặt sàn, với 2 tay hướng về phía trước. Giữ tư thế này trong 3 giây sau đó từ từ hạ xuống. Hoặc bạn có thể siết chặt 2 tay sau cổ và khuỷu tay hướng ra ngoài. Thực hiện bài tập này 10 phút mỗi ngày.

– Bài tập hình cánh cung: Nằm úp và chống 2 tay xuống sàn. Nâng thân trước cao hết mức, đảm bảo cẳng tay duỗi thẳng, giữ đầu, lưng và chân thẳng. Giữ vững tư thế này trong 5 giây, sau đó hạ xuống nghỉ rồi lại tiếp tục nâng người như vậy khoảng 6 – 8 lần, nên tập 4 – 5 đợt mỗi ngày, mỗi đợt cách nhau 2 – 3 giờ.

Bài tập giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm L4 L5

– Bài tập nâng chân: Nằm ngửa người lên sàn, đầu gối cong, tay duỗi thẳng, thắt chặt cơ bụng. Giữ chân cong, nâng 1 chân lên khỏi mặt sàn, giữ trong vòng 5 giây trước khi hạ xuống. Sau đó đến chân còn lại. Tiếp theo nâng 1 cánh tay lên đầu, giữ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống, làm tiếp với cánh tay còn lại. Khi đã quen dần với các động tác, bạn có thể thực hiện song song động tác tay và chân: Nâng 1 chân và tay ở phía đối diện vào cùng một thời điểm. Bạn nên tập 10 phút mỗi ngày nhé.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã biết bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và dấu hiệu, biến chứng cũng như cách điều trị bệnh rồi phải không? Hy vọng, sau bài viết này, với những ai đang bị bệnh hoặc có người thân bị bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả.


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM