Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Làm sao để chấm dứt?

23 Tháng Tám, 2021

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong những biểu hiện rất phổ biến, đặc biệt là những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe xương và sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, người bệnh cần có phương pháp điều trị sớm và phù hợp.

Vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị nứt, rách, khiến khối nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng cột sống. Cơn đau thường  âm ỉ khi nghỉ ngơi và dữ đội khi bệnh nhân vận động mạnh. Ở trường hợp nặng, vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị rách, khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài sẽ chèn ép vào hệ dây thần kinh các chi, dẫn tới hiện tượng đau nhức tê bì tứ chi, đặc biệt là chi dưới (tê chân).

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biểu hiện thường gặp khi bệnh dần chuyển sang giai đoạn nặng

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, chấm dứt hiện tượng tê bì chân hiệu quả thì trước hết, bạn cần biết lý do vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân? – Điều này được lý giải như sau:

Theo cấu trúc xương trong cơ thể người, vị trí đĩa đệm nối liền gai đốt sống với nhau mang chức năng giảm xóc và giúp bao bọc chất nhầy. Khối nhân nhầy này có tính đàn hồi, giúp giảm các chấn động của đốt sống.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê và teo chân sở dĩ là do: Vòng sợi (hay còn gọi là bao xơ) bị tổn thương, nứt rách, làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ  thần kinh. Hiện tượng này khả năng truyền tín hiệu từ dây thần kinh đến các cơ quan vận động bị suy giảm. Mọi cử động, di chuyển của chân và tay đều bị hạn chế,gây cảm giác tê thường xuyên và liên tục.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân về lâu dài không điều trị, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Ảnh hưởng đến khả năng vận động: Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân lâu dài sẽ làm giảm chức năng hoạt động của dây thần kinh giao cảm và hệ vận động của chân. Do đó, người bệnh sẽ thường xuyên gặp khó khăn khi di chuyển, không đứng vững và chân thường xuyên đau, nhức, mỏi.

– Các cơ bị yếu dần: Chân bị tê bì lâu ngày, vận động khó, sẽ khiến bệnh nhân ít vấn động được hơn. Lâu dần, nếu chân bị tê nhức quá mức, sẽ làm cho các rễ thần kinh xung quanh bị tác động, giảm tính năng hoạt động của cơ. Từ đó, chân dần trở nên yếu, teo cơ.

Tê chân – Biến chứng tăng nặng của bệnh thoát vị đĩa đệm

– Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân nói riêng. Nếu như chân sau một thời gian không vận động, các cơ bị teo dần đi. Lúc này khả năng di chuyển không có, nguy cơ bại liệt (tàn phế) rất cao.

Không những vậy, về lâu dài có thể khiến các cơ khớp khác như 2 tay,… dần co cứng, không cử động và tê liệt hoàn toàn. Rất nguy hiểm!

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể gây ra những hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, bệnh nhân cần gặp bác sĩ xương khớp sớm để điều trị kịp thời. Nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc có thể xảy đến.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần có một kế hoạch cụ thể, bài bản và nâng cấp dần. Người bệnh lúc này cũng không nên nôn nóng quá. Trước tiên, điều bạn cần làm lúc này là hãy gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, sau đó bác sĩ sẽ thăm khám, chụp film và lên phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ khác nhau. Dưới đây là một số phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

1. Điều trị nội khoa

Khoảng 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng các phương pháp nội khoa và không phẫu thuật.

Giai đoạn này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có nhóm thuốc giảm đau ngoại biên, thần kinh trung ương – chống trầm cảm và thuốc kháng viêm không chứa steroid.

Các triệu chứng có thể được cải thiện trong 6 – 8 tuần điều trị tích cực và tránh các hoạt động có thể gây áp lực lên đĩa đệm cột sống.

Sử dụng thuốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm

2. Điều trị ngoại khoa

Khoảng 10% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến hiện nay:

– Mổ hở: Đây là phẫu thuật truyền thống, thực hiện một vết mổ mở lớn trên da, để tiếp cận các đĩa đệm và giải các dây thần kinh.

– Mổ nội soi: Bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng hoặc ống nội soi để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Thủ thuật này sẽ giúp hạn chế tối đa xâm lấn và bác sĩ chỉ sử dụng một đường rạch nhỏ. Do đó thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn so với mổ hở. Nhưng chi phí sẽ tốn kém hơn.

– Phẫu thuật nhân đĩa đệm cột sống: Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ chuyên môn để tiếp cận đĩa đệm cột sống, sau đó dùng máy để hút lấy phần nhân ra ngoài. Phẫu thuật này chỉ được thực hiện nếu lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương.

Trên đây là một số lý giải vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân và hướng điều trị đang được áp dụng phổ rộng hiện nay. Hy vọng, với những chia sẻ này đã phần nào giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa nguy cơ do thoát vị đĩa đệm gây ra một cách hiệu quả nhất.


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM