Thoát vị đĩa đệm gây teo chân có nguy hiểm không?

23 Tháng Tám, 2021

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là một trong những biến chứng hay xảy ra và dễ làm suy giảm và mất khả năng vận động của người bệnh. Đây là một bệnh lý về xương khớp phổ biến, nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân số 1 không thể không kể tới đó là sự thiếu hụt dinh dưỡng. Khi không có đủ chất dinh dưỡng, các mô và hệ cơ-xương sẽ không hấp thụ được các chất cần thiết, lâu dần dẫn tới lão hóa nhanh, vòng sợi đĩa đệm bị tổn thương, nứt rách khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì.

Thứ 2, thoát vị đĩa đệm xuất hiện do tuổi cao. Người cao tuổi thì tỷ lệ nước trong nhân nhầy và bao xơ càng bị suy giảm. Khiến cho cấu trúc đĩa đệm bị thay đổi, khô cứng, dễ tổn thương, viêm nhiễm. Bao xơ lúc này cũng trở nên lỏng lẻo và dễ nứt rách khiến nhân nhầy chảy ra ngoài gây đau nhức.

Thứ 3, là do vận động nặng nhọc, quá sức: Khi người bệnh vận động mạnh, làm việc nặng nhọc thường xuyên, duy trì biên độ vận động lớn… Tình trạng này kéo dài, tạo áp lực mạnh lên cột sống khiến cho vòng sợi đĩa đệm bị tổn thương và gây thoát vị.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố nguy cơ khác, góp phần cho sự xuất hiện nhanh chóng của bệnh thoát vị đĩa đệm như: Chấn thương; Thừa cân, béo phì; nghiện thuốc lá; Di truyền;…

Vậy, thoát vị đĩa đệm gây teo chân là do đâu?

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là biến chứng của bệnh mà ai bị lâu cũng đều phải đối mặt.

Thông thường, khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (L4-L5) hoặc (L5-S1) sẽ làm cho các cơn đau lan rộng xuống tới mông và vùng phía sau đùi, chân. Từ đó làm giảm khả năng vận động.

Teo chân xảy ra có thể do một vài khối thoát vị đĩa đệm đã chèn lên các rễ thần kinh xung quanh và tủy sống. Cản trở quá trình lưu thông máu xuống vùng chi dưới, dinh dưỡng không được cung cấp đủ và đều, nên teo chân là điều không tránh khỏi.

Mặt khác, thoát vị đĩa đệm thường xuyên gây hiện tượng tê mỏi, đau nhức. Điều này, khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, lâu ngày cũng khiến cho các cơ yếu dần và teo lại.

Nếu thoát vị đĩa đệm gây teo chân xảy ra, đồng nghĩa với đó là bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nặng, nên người bệnh cần sớm tìm phương pháp chữa trị ngay.

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân có thật sự đáng sợ?

Như đã phân tích ở trên, thoát vị đĩa đệm gây teo chân là biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh gặp phải. Bệnh gây ra nhiều cản trở cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Và có thể đưa bệnh nhân đến gần với nguy cơ bại liệt hoàn toàn. Đây quả thật là một trong những biến chứng đáng sợ và nguy hiểm mà người bệnh phải đối mặt.

Chính vì vậy, để hạn chế biến chứng nguy hiểm này xảy ra, ngày từ giai đoạn đầu của bệnh bạn cần phải phát hiện sớm thông qua các biểu hiện bất thường. Từ đó, nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được kiểm tra, thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ phù hợp.

Có như vậy thì bạn mới ngăn chặn được nhiều biến chứng phức tạp khác có thể xảy ra.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm “nói không” với phẫu thuật

Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau. Với trường hợp bệnh chưa quá nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn như: Dùng thuốc, luyện tập, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng,… Còn phương pháp phẫu thuật chỉ là chỉ định cuối cùng, các bác sĩ cũng sẽ ít vận dụng chỉ trừ khi các cách điều trị không đem lại cải thiện tích cực.

Hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có kèm hiện tượng tê bì hoặc teo chân thì trước hết, bác sĩ sẽ chỉ định một số giải pháp như:

1. Dùng thuốc tây để giảm đau, viêm do thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định dùng là các loại thuốc giảm đau chống viêm sưng không có steroid và các loại thuốc giãn cơ. Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại vitamin bồi bổ thần kinh như vitamin B (B1, B6, B12).

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

2. Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm: Các bài tập kéo dài, nâng vật nặng, bài tập cốt lõi và đi bộ. Phương pháp này, giúp giảm áp lực lên các rễ thần kinh, giảm đau, tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đĩa sống và toàn bộ các chi, thúc đẩy quá trình lành bệnh và hạn chế nguy cơ teo cơ…

Để đem lại hiệu quả tốt, người bệnh cần có sự kết hợp giữa chế độ tập luyện – thuốc và dinh dưỡng khoa học mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoát vị đĩa đệm

Đối với bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng, việc duy trì một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin, các loại khoáng chất đúng cách để cải thiện sức khỏe và bệnh tình là điều rất cần thiết.

Những ai đang bị thoát vị đĩa đệm, hãy chú ý:

– Gia tăng dùng nước từ xương để bổ sung dưỡng chất, giúp xương sụn chắc khỏe.

– Người bệnh nên ăn nhiều rau củ tốt cho hệ xương khớp như: Nấm hương, cà rốt, mộc nhĩ,… hoặc những thực phẩm giàu vitamin A và E bởi đây là những loại củ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương và ngăn ngừa sự lão hóa xương.

– Bổ sung thêm sữa đậu nành, các loại ngũ cốc có nhiều vitamin, khoáng chất và canxi để tăng tuổi thọ cho xương khớp;

– Bổ sung thêm cá hồi, cá ngừ, tôm, cua đồng,… vào thực đơn mỗi ngày để tăng lượng acid béo, omega-3 và canxi cho cơ thể.


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM