Bên cạnh việc điều trị thoát vị đĩa đệm theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, thì nhiều người băn khoăn rằng, bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Bởi lẽ, hầu hết các bệnh nhân đều mong muốn tìm kiếm được một phương pháp tập luyện hàng ngày tại nhà, để có thể giúp xương cột sống trở nên khỏe mạnh hơn.
Theo các chuyên gia, người bị thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải từ bỏ xe đạp. Bởi lẽ, đây cũng là một cách tốt bạn có thể kết hợp nếu có đủ các kiến thức và đã tham khảo lời khuyên của chuyên gia.
So với hình thức chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu,… thì đạp xe đạp đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được điểm cộng hơn. Bởi, nó đảm bảo nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống.
Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương mềm mại, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi và tình trạng vôi hóa sẽ ít hơn. Nhờ vậy, rễ thần kinh không bị chèn ép, cơn đau từ đó giảm đáng kể. Sau khi đạp xe, nhiều người đã không còn hoặc giảm hẳn tình trạng đau thắt lưng hay cột sống.
Nếu bạn lựa chọn môn thể thao sử dụng loại xe đạp cố định thì vừa có tác dụng kéo căng các cơ bắp, vừa không mang lại quá nhiều áp lực cho phần thắt lưng.
Đạp xe đạp tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng: Những người gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là vùng cổ hay lưng thường cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn ở tư thế nghiêng người về phía trước (như động tác lái xe đạp thể thao).
Đối với tình trạng bệnh ở thắt lưng dưới, xe đạp cố định dạng nằm ngả lưng có thể là một lựa chọn tốt vì nó đem lại sự thư giãn cho thắt lưng khi luyện tập.
Bên cạnh đó, việc đạp xe thường hay được thực hiện ngoài trời ở nơi có không khí trong lành, còn giúp cơ thể được thả lỏng, tuần hoàn hệ hô hấp cũng tốt hơn.
Như vậy là, với những lời giải thích ở trên dành cho câu hỏi: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Chúng tôi xin được khẳng định lại rằng, bạn hoàn toàn CÓ thể đạp xe đạp nhé!
Mặc dù, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đạp xe nhưng cũng nên chú ý đến tư thế khi sử dụng xe đạp để hạn chế những tác động xấu tới cột sống:
Khi đạp xe, nếu bạn để cho đầu gối chạm vào sườn xe lúc đang di chuyển, thì có nghĩa là phần hông của bạn đang bị đẩy quá nhiều về phía trước mặt. Khi đó, hông và lưng sẽ dễ gặp phải một số tổn thương không mong muốn và dẫn tới tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Vì vậy, trong lúc đạp xe, bạn cần chú ý không để mông rời khỏi phần yên xe, giữ phần lưng thẳng và hông đẩy ra phía sau. Như vậy thì việc đạp xe dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mới được an toàn.
Tư thế đạp xe đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vô cùng quan trọng. Đặc biệt là vị trí tay cầm khi bạn đạp xe. Theo các chuyên gia, khoảng cách phù hợp nhất từ chỗ ngồi đến tay lái là 8 inch. Khi đó, sẽ đảm bảo được xương và đốt sống không chịu quá nhiều áp lực, các đĩa đệm cũng giảm tình trạng chèn ép lên hệ thống dây thần kinh.
Bên cạnh đó, cánh tay là nơi chính lực chính khi đạp xe chứ không phải phần hông hay lưng. Hãy đạp thật chậm, nếu bạn chưa quen tư thế này và tăng dần tốc độ khi cảm thấy thoải mái hoàn toàn.
Dù việc đạp xe là tốt đối với người bệnh, nhưng nếu bạn không đạp xe đúng cách cũng khiến hoạt động này trở thành có hại. Khi mắc bệnh, bạn không nên đạp xe ở nơi có địa hình xấu vì sẽ khiến đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí.
Tốt nhất là bạn nên đạp xe ở đoạn đường bằng phẳng, tránh những đoạn đường mấp mô, nhiều dốc vì có thể gây ra va chạm, ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm và cột sống, càng khiến cơn đau nặng hơn.
Nếu không thể đạp xe bên ngoài, bạn có thể luyện tập với xe đạp thể thao đặt tại nhà. Đạp xe kết hợp việc hít thở bằng mũi, nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, chủ yếu điều hòa nhịp thở đảm bảo cơ thể không bị mất sức.
Không nên đạp xe với cường độ cao, không đi nhanh, chỉ nên đi nhẹ nhàng, từ từ, thư giãn. Ban đầu chỉ nên đi trong quãng đường ngắn (khoảng 1 – 2km), sau đó tăng dần tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe.
Khác với những người bình thường, đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi chọn xe cần chút ý một số điểm sau:
Với câu trả lời mà bài viết giải đáp liên quan tới người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không, hy vọng đã giúp quý độc giả hài lòng. Đồng thời, cũng trong nội dung này, bài viết đã mang tới thêm những thông tin bổ ích về cách chọn xe cho người bị thoát vị đĩa đệm và tư thế đạp xe đúng cách cho người bị thoát vị đĩa đệm. Mong rằng, những thông tin ấy sẽ góp phần hữu ích trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thành công nhanh chóng hơn.
GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP
Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021
Hotline: 1800 88 89 86
BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM