Chắc hẳn, những ai bị bệnh thoát vị đĩa đệm cùng đều từng nghe về phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm rồi phải không? Thậm chí, có rất nhiều người truyền tai nhau để áp dụng, bởi đây được xem là một biện pháp khá hữu hiệu giúp các bệnh nhân cải thiện được tình trạng đau nhức. Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm nhé.
Theo Y học cổ truyền, bệnh thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống, yêu cước thống do can thận bị suy yếu, gặp phong hàn thấp thừa hư, xâm phạm vào kinh đởm và bàng quang gây bế tắc kinh khí.
Khi kinh khí bất bình thường, khí huyết không được điều hòa cộng thêm ứ huyết, bế tắc kinh lạc gây đau đớn và hạn chế vận động.
Như vậy, khi sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp:
– Đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu làm giãn cơ vùng thắt lưng và giảm cơn đau.
– Giúp người bệnh cải thiện được chứng đau nhức, tê mỏi và có thể vận động dễ dàng hơn.
– Việc tạo ra các kích thích vật lý trực tiếp vào các huyệt đạo chuyên trách với mục đích tác động vào thần kinh cùng các cơ quan cảm thụ, làm tích cực lưu thông máu đến cột sống, hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng có lưu ý rằng: thoát vị đĩa đệm là một tình trạng không dễ điều trị và ta chỉ có thể khẳng định hết thoát vị nếu như nhân nhầy đĩa đệm được trở về trạng thái cấu trúc ban đầu của nó. Tuy nhiên, bấm huyệt không thể điều trị hết được mà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, bên cạnh những phương pháp điều trị chính.
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là các động tác sử dụng các ngón tay để ấn và day vào vị trí huyệt, giúp tăng cường sự lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, giảm đau, giãn cơ. Cụ thể, cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện như sau:
– Làm mềm và giãn cơ ở vùng lưng và mông: Đây là bước đầu tiên và cơ bản trước khi tiến hành bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần nằm sấp, tay và chân duỗi thẳng, toàn thân thư giãn. Người bấm huyệt sẽ tiến hành xoa bóp để làm nóng cơ thể, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn bằng cách:
+ Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón cái và mô ngón út để ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn, dọc theo hai bên cột sống. Tay của người bấm huyệt và da của người bệnh dính chặt lấy nhau.
+ Lăn: Dùng mu bàn tay và khớp ngón út hoặc cổ tay để tạo một sức ép nhất định lên da thịt của bệnh nhân. Lăn hai bên cột sống dọc đến mông, mỗi bên 3 lần.
+ Bóp: Dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái và bốn ngón còn lại để vừa bóp vừa kéo da thịt người bệnh lên. Áp dụng hai bên cột sống đến mông, mỗi bên ba lần.
– Bắt đầu bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm: Bắt đầu tiến hành ấn, day và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ tại các huyệt để giảm đau và giúp các cơ thư giãn.
Khi bấm huyệt, cần bắt đầu với một lực vừa phải, sau đó tăng lên dần dần để xem phản ứng của người bệnh.Không nên thực hiện động tác day quá nhiều lần, vì động tác này có thể khiến người bệnh bị bầm tím và đau đớn tại nơi tiếp xúc.
– Nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị: Người bấm huyệt có thể nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị (được xác định thông qua phim X-quang, CT Scan hoặc MRI).
Người bấm huyệt sử dụng ngón cái và thao tác ấn, nắn theo nguyên tắc nghịch hướng với đĩa đệm bị thoát vị. Áp dụng lực nhẹ nhàng, phù hợp với cơn đau của người bệnh. Thời gian thực hiện khoảng 3 – 5 phút.
Trong Y học cổ truyền, trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm, các huyệt thường được áp dụng điều trị gồm có: Huyệt ở lưng thấp; huyệt ở hông; huyệt ở mông; huyệt ở ngón cái và ngón trỏ; Huyệt xung quanh khuỷu tay; Huyệt ở bàn chân; Huyệt ở phía sau đầu gối;…
Với mỗi bệnh lý, sẽ có các vị trí huyệt khác nhau. Vận dụng các thao tác bấm huyệt đối với từng bệnh lý cụ thể như:
Khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, cần xác định 4 huyệt vị sau:
1. Huyệt a thị: Huyệt a thị hay còn gọi là huyệt thiên ứng, huyệt bất định. Huyệt đạo này không nằm ở 1 vị trí nhất định. Khi bị thoái hóa thì huyệt á thị chính là điểm mà bệnh nhân cảm thấy đau.
2. Huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở 2 vị trí đó là chỗ lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài của cơ thang nằm bám vào đáy của hộp sọ (huyệt giúp chữa thoái hóa cột sống cổ).
3. Huyệt kiên tỉnh: Huyệt kiên tỉnh nằm ở vị trí chỗ lõm của đỉnh vai. Cách xác định rất dễ dàng, bạn chỉ cần giơ ngang tay ra sẽ thấy huyệt này trên vai lõm xuống.
4. Huyệt hậu khê: Khi nắm bàn tay lại có thể xác định được huyệt hậu khê nằm ở nếp ngang thứ 2 của khớp bàn tay và ngón tay út.
Với trường hợp, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm lưng, cần xác định được 3 vị trí sau:
1. Huyệt thận du: Vị trí cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 khoảng 1,5 tấc về phía ngoài.
2. Đại trường du: Huyệt này nằm cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 khoảng 1,5 tấc về phía ngoài.
3. Cách du: Nằm ở vị trí cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 6 khoảng 1,5 tấc về phía ngoài.
Bấm huyệt có thể giúp giảm những cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án điều trị tạm thời, nếu chỉ bấm huyệt thôi là chưa đủ. Để góp phần thành công cho quá trình điều trị, bạn cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt khoa học. Đặc biệt, việc bổ sung thêm sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị thoát vị đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng, giúp khôi phục đĩa đệm bị tổn thương, hỗ trợ chấm dứt và hạn chế dần cơn đau.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị, giúp nhanh chóng đem lại hiệu quả tốt nhất. Hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800 88 89 86 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp bạn nhé.
Hồng Hạnh
GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP
Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021
Hotline: 1800 88 89 86
BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM