Thẻ: thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Bên cạnh việc điều trị thoát vị đĩa đệm theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, thì nhiều người băn khoăn rằng, bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Bởi lẽ, hầu hết các bệnh nhân đều mong muốn tìm kiếm được một phương pháp tập luyện hàng ngày tại nhà, để có thể giúp xương cột sống trở nên khỏe mạnh hơn.

1. Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Theo các chuyên gia, người bị thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải từ bỏ xe đạp. Bởi lẽ, đây cũng là một cách tốt bạn có thể kết hợp nếu có đủ các kiến thức và đã tham khảo lời khuyên của chuyên gia.

So với hình thức chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu,… thì đạp xe đạp đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được điểm cộng hơn. Bởi, nó đảm bảo nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống.

Người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể đạp xe

Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương mềm mại, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi và tình trạng vôi hóa sẽ ít hơn. Nhờ vậy, rễ thần kinh không bị chèn ép, cơn đau từ đó giảm đáng kể. Sau khi đạp xe, nhiều người đã không còn hoặc giảm hẳn tình trạng đau thắt lưng hay cột sống.

Nếu bạn lựa chọn môn thể thao sử dụng loại xe đạp cố định thì vừa có tác dụng kéo căng các cơ bắp, vừa không mang lại quá nhiều áp lực cho phần thắt lưng.

Đạp xe đạp tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng: Những người gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là vùng cổ hay lưng thường cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn ở tư thế nghiêng người về phía trước (như động tác lái xe đạp thể thao).

Đối với tình trạng bệnh ở thắt lưng dưới, xe đạp cố định dạng nằm ngả lưng có thể là một lựa chọn tốt vì nó đem lại sự thư giãn cho thắt lưng khi luyện tập.

Bên cạnh đó, việc đạp xe thường hay được thực hiện ngoài trời ở nơi có không khí trong lành, còn giúp cơ thể được thả lỏng, tuần hoàn hệ hô hấp cũng tốt hơn.

Như vậy là, với những lời giải thích ở trên dành cho câu hỏi: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Chúng tôi xin được khẳng định lại rằng, bạn hoàn toàn CÓ thể đạp xe đạp nhé!

2. Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm

Mặc dù, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đạp xe nhưng cũng nên chú ý đến tư thế khi sử dụng xe đạp để hạn chế những tác động xấu tới cột sống:

2.1 Không để mông rời khỏi phần yên xe

Khi đạp xe, nếu bạn để cho đầu gối chạm vào sườn xe lúc đang di chuyển, thì có nghĩa là phần hông của bạn đang bị đẩy quá nhiều về phía trước mặt. Khi đó, hông và lưng sẽ dễ gặp phải một số tổn thương không mong muốn và dẫn tới tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Vì vậy, trong lúc đạp xe, bạn cần chú ý không để mông rời khỏi phần yên xe, giữ phần lưng thẳng và hông đẩy ra phía sau. Như vậy thì việc đạp xe dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mới được an toàn.

Tư thế đạp xe đúng cho người bị thoát vị đĩa đệm

2.2 Nâng cao phần tay cầm khi đạp xe

Tư thế đạp xe đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vô cùng quan trọng. Đặc biệt là vị trí tay cầm khi bạn đạp xe. Theo các chuyên gia, khoảng cách phù hợp nhất từ chỗ ngồi đến tay lái là 8 inch. Khi đó, sẽ đảm bảo được xương và đốt sống không chịu quá nhiều áp lực, các đĩa đệm cũng giảm tình trạng chèn ép lên hệ thống dây thần kinh.

Bên cạnh đó, cánh tay là nơi chính lực chính khi đạp xe chứ không phải phần hông hay lưng. Hãy đạp thật chậm, nếu bạn chưa quen tư thế này và tăng dần tốc độ khi cảm thấy thoải mái hoàn toàn.

2.3 Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm

Dù việc đạp xe là tốt đối với người bệnh, nhưng nếu bạn không đạp xe đúng cách cũng khiến hoạt động này trở thành có hại. Khi mắc bệnh, bạn không nên đạp xe ở nơi có địa hình xấu vì sẽ khiến đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí.

Tốt nhất là bạn nên đạp xe ở đoạn đường bằng phẳng, tránh những đoạn đường mấp mô, nhiều dốc vì có thể gây ra va chạm, ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm và cột sống, càng khiến cơn đau nặng hơn.

Nếu không thể đạp xe bên ngoài, bạn có thể luyện tập với xe đạp thể thao đặt tại nhà. Đạp xe kết hợp việc hít thở bằng mũi, nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, chủ yếu điều hòa nhịp thở đảm bảo cơ thể không bị mất sức.

Không nên đạp xe với cường độ cao, không đi nhanh, chỉ nên đi nhẹ nhàng, từ từ, thư giãn. Ban đầu chỉ nên đi trong quãng đường ngắn (khoảng 1 – 2km), sau đó tăng dần tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe.

3. Chú ý khi chọn xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm

Khác với những người bình thường, đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi chọn xe cần chút ý một số điểm sau:

Cần chú ý khi  xe cho người bị thoát vị đĩa đệm sao cho phù hợp
  • Không cần thiết phải chọn những loại xe quá đắt tiền hay sang trọng, điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân là cần lựa chọn được loại xe phù hợp với chiều cao cũng như cân nặng của bạn.
  • Nếu chọn một chiếc xe không phù hợp với tư thế thì sẽ có thể làm xương khớp của bạn tổn thương thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, nguy cơ gặp chấn thương sẽ gia tăng với một chiếc xe quá cao hoặc quá thấp.
  • Chiều dài thân xe, độ dài của sải tay với cổ xe cần phù hợp với vóc dáng của bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn cần căn chỉnh lại độ dài và khoảng cách sao cho phù hợp nhất.
  • Một điều nữa đó là, bạn cần phân bố lực đồng đều khi đạp xe bởi nếu đạp xe liên tục trong trạng thái không thoải mái sẽ gây áp lực đè nặng lên cánh tay, cổ tay và cột sống lưng gây đau đớn, khó chịu.

Với câu trả lời mà bài viết giải đáp liên quan tới người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không, hy vọng đã giúp quý độc giả hài lòng. Đồng thời, cũng trong nội dung này, bài viết đã mang tới thêm những thông tin bổ ích về cách chọn xe cho người bị thoát vị đĩa đệm và tư thế đạp xe đúng cách cho người bị thoát vị đĩa đệm. Mong rằng, những thông tin ấy sẽ góp phần hữu ích trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thành công nhanh chóng hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Làm sao để chấm dứt?

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong những biểu hiện rất phổ biến, đặc biệt là những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe xương và sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, người bệnh cần có phương pháp điều trị sớm và phù hợp.

Vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị nứt, rách, khiến khối nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng cột sống. Cơn đau thường  âm ỉ khi nghỉ ngơi và dữ đội khi bệnh nhân vận động mạnh. Ở trường hợp nặng, vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị rách, khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài sẽ chèn ép vào hệ dây thần kinh các chi, dẫn tới hiện tượng đau nhức tê bì tứ chi, đặc biệt là chi dưới (tê chân).

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biểu hiện thường gặp khi bệnh dần chuyển sang giai đoạn nặng

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, chấm dứt hiện tượng tê bì chân hiệu quả thì trước hết, bạn cần biết lý do vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân? – Điều này được lý giải như sau:

Theo cấu trúc xương trong cơ thể người, vị trí đĩa đệm nối liền gai đốt sống với nhau mang chức năng giảm xóc và giúp bao bọc chất nhầy. Khối nhân nhầy này có tính đàn hồi, giúp giảm các chấn động của đốt sống.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê và teo chân sở dĩ là do: Vòng sợi (hay còn gọi là bao xơ) bị tổn thương, nứt rách, làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ  thần kinh. Hiện tượng này khả năng truyền tín hiệu từ dây thần kinh đến các cơ quan vận động bị suy giảm. Mọi cử động, di chuyển của chân và tay đều bị hạn chế,gây cảm giác tê thường xuyên và liên tục.

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân về lâu dài không điều trị, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Ảnh hưởng đến khả năng vận động: Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân lâu dài sẽ làm giảm chức năng hoạt động của dây thần kinh giao cảm và hệ vận động của chân. Do đó, người bệnh sẽ thường xuyên gặp khó khăn khi di chuyển, không đứng vững và chân thường xuyên đau, nhức, mỏi.

– Các cơ bị yếu dần: Chân bị tê bì lâu ngày, vận động khó, sẽ khiến bệnh nhân ít vấn động được hơn. Lâu dần, nếu chân bị tê nhức quá mức, sẽ làm cho các rễ thần kinh xung quanh bị tác động, giảm tính năng hoạt động của cơ. Từ đó, chân dần trở nên yếu, teo cơ.

Tê chân – Biến chứng tăng nặng của bệnh thoát vị đĩa đệm

– Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân nói riêng. Nếu như chân sau một thời gian không vận động, các cơ bị teo dần đi. Lúc này khả năng di chuyển không có, nguy cơ bại liệt (tàn phế) rất cao.

Không những vậy, về lâu dài có thể khiến các cơ khớp khác như 2 tay,… dần co cứng, không cử động và tê liệt hoàn toàn. Rất nguy hiểm!

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể gây ra những hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, bệnh nhân cần gặp bác sĩ xương khớp sớm để điều trị kịp thời. Nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc có thể xảy đến.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần có một kế hoạch cụ thể, bài bản và nâng cấp dần. Người bệnh lúc này cũng không nên nôn nóng quá. Trước tiên, điều bạn cần làm lúc này là hãy gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, sau đó bác sĩ sẽ thăm khám, chụp film và lên phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ khác nhau. Dưới đây là một số phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

1. Điều trị nội khoa

Khoảng 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng các phương pháp nội khoa và không phẫu thuật.

Giai đoạn này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có nhóm thuốc giảm đau ngoại biên, thần kinh trung ương – chống trầm cảm và thuốc kháng viêm không chứa steroid.

Các triệu chứng có thể được cải thiện trong 6 – 8 tuần điều trị tích cực và tránh các hoạt động có thể gây áp lực lên đĩa đệm cột sống.

Sử dụng thuốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm

2. Điều trị ngoại khoa

Khoảng 10% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến hiện nay:

– Mổ hở: Đây là phẫu thuật truyền thống, thực hiện một vết mổ mở lớn trên da, để tiếp cận các đĩa đệm và giải các dây thần kinh.

– Mổ nội soi: Bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng hoặc ống nội soi để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Thủ thuật này sẽ giúp hạn chế tối đa xâm lấn và bác sĩ chỉ sử dụng một đường rạch nhỏ. Do đó thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn so với mổ hở. Nhưng chi phí sẽ tốn kém hơn.

– Phẫu thuật nhân đĩa đệm cột sống: Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ chuyên môn để tiếp cận đĩa đệm cột sống, sau đó dùng máy để hút lấy phần nhân ra ngoài. Phẫu thuật này chỉ được thực hiện nếu lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương.

Trên đây là một số lý giải vì sao thoát vị đĩa đệm gây tê chân và hướng điều trị đang được áp dụng phổ rộng hiện nay. Hy vọng, với những chia sẻ này đã phần nào giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa nguy cơ do thoát vị đĩa đệm gây ra một cách hiệu quả nhất.


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM