wordpress-seo
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/admin/domains/kyotohas.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114Thoát vị đĩa đệm vai gáy ngày nay không còn là bệnh hiếm gặp và rất phổ biến ở những người làm công việc mang vác nặng, tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Vậy bệnh này có dấu hiệu nhận biết ra sao và các biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Cột sống là trụ đỡ của toàn thể cơ thể con người và được chia thành 33 đốt sống từ cổ xuống đến thắt lưng, trong đó có 7 đốt sống cổ.
Giữa các đốt sống này là đĩa đệm được cấu tạo bởi bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong, giúp nâng đỡ cột sống, tạo điều kiện cho cơ thể vận động, làm việc một cách trơn tru và bảo vệ cột sống khỏi chấn thương.
Thoát vị đĩa đệm vai gáy là tình trạng vòng sợi (bao xơ) bao quanh đĩa đệm tại đốt sống cổ bị nứt rách, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau đớn, tê bì vùng vai gáy, lan xuống tay, bàn tay, ngón tay của người mắc.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng vai gáy điển hình là các cơn đau nhức, tê bì vùng cổ sau đó lan sang 2 bả vai hoặc sau đầu. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc âm ỉ, kéo dài trong nhiều ngày.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp các tình trạng khác như:
– Tê bì chân tay: Nguyên nhân gây ra điều này là do khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, các dây thần kinh. Người bệnh có thể cảm thấy tê ngứa, khó chịu ở tay, bàn tay, cánh tay.
– Vận động khó khăn: Người bệnh sẽ khó khăn để quay cổ, cúi hoặc ngửa cổ. Ngoài ra, việc giơ tay lên cao hoặc vòng tay ra sau lưng cũng khiến người bệnh vất vả và mất nhiều thời gian.
– Yếu cơ: Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân khối thoát vị chèn ép vào tủy sống khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, đi không vững.
– Bên cạnh các dấu hiệu trên, người bị thoát vị đĩa đệm vùng vai gáy còn có thể xuất hiện tình trạng khó tiểu, tiểu không tự chủ, đau một bên lồng ngực,… Những triệu chứng này báo hiệu cơ thể cần được điều trị và can thiệp sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm nói chung, thoát vị đĩa đệm vai gáy có thể được điều trị khỏi nếu người mắc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị đúng phương pháp. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng bệnh là điều vô cùng quan trọng.
Dưới đây là 4 mức độ của thoát vị đĩa đệm, bạn đừng chủ quan mà bỏ qua nhé!
– Giai đoạn mới chớm bệnh: Đĩa đệm biến dạng nhẹ, nhân nhầy chưa bị thoát ra ngoài, bao xơ bên ngoài đĩa đệm vẫn giữ được tình trạng bình thường. Người mắc chỉ cảm thấy những cơn đau nhẹ ở vùng vai gáy và hết rất nhanh.
– Đĩa đệm to ra: Đây là giai đoạn bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị nứt, nhân nhầy chưa bị thoát ra nhưng không giữ được ở trạng thái bình thường. Điều này làm cho đĩa đệm phình to ra, gây những cơn đau đột ngột tại vùng vai gáy, thậm chí cơ đau còn lan xuống tay.
– Giai đoạn thoát vị: Lúc này, bao xơ bị rách 1 góc nhỏ khiến 1 phần nhân nhầy có xu hướng đẩy ra ngoài, tác động đến các rễ thần kinh vùng cột sống, khiến người bệnh có nhiều cơn đau buốt cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, làm việc.
– Giai đoạn nặng nhất: Bao xơ bị rách khiến nhân nhầy thoát ra, chèn ép các rễ thần kinh khiến người bệnh bị liệt cơ, dẫn đến bại liệt. Lúc này, cơn đau sẽ trở nên mãn tính, dai dẳng, âm ỉ và tính chất đau dồn dập, cường độ mạnh.
Thông thường, người bị thoát vị đĩa đệm có tâm lý chủ quan khi điều trị bệnh. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng còn khá mơ hồ thì thường bỏ qua, không thăm khám, điều trị sớm. Đến khi bệnh đã nặng, xuất hiện các biến chứng thì đĩa đệm đã bị xơ hóa, không thể điều trị về trạng thái ban đầu được.
Một số biến chứng có thể gặp phải nếu người bệnh không điều trị sớm, bao gồm:
– Liệt, tàn phế cả đời: Điều này do khối thoát vị chèn ép lên đốt sống cổ, khiến người bệnh không thể vận động.
– Hẹp ống sống: Tình trạng này có thể khiến người mắc bị đau, tê vùng bả vai, lan xuống tay và mức độ đau có thể giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể.
– Thiếu máu não: Khối đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép lên động mạch đốt sống ở cổ, gây ra thiếu máu não cho người bệnh.
– Đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép: Điều này có thể khiến người bệnh bị đau nhức vai gáy, lan xuống cánh tay gây tê bì hoặc thậm chí teo cơ cánh tay.
– Rối loạn thần kinh thực vật: Người mắc thoát vị đĩa đệm vai gáy có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, ù tai, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đau ngực từng cơn, mất thăng bằng.
– Đau nhức toàn bộ cơ thể: Các cơn đau vùng cổ, vai gáy có thể lan xuống lưng, mông, chân, bàn chân và ngón chân khiến người bệnh khó khăn trong vận động, cúi gập người, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm vai gáy rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, ngay từ bây giờ, dù chưa có triệu chứng của bệnh, bạn cũng nên thay đổi lối sống của mình để phòng ngừa bệnh hiệu quả, cụ thể:
– Có lối sống khoa học, không thức khuya, ngủ đủ 8 giờ/ngày.
– Hạn chế mang vác nặng, không vận động quá mạnh, hoạt động sai tư thế.
– Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe để nâng cao sức khỏe.
– Không đứng, ngồi ở một tư thế quá lâu. Hãy đi lại, vận động để tránh cột sống bị mỏi.
– Kiểm soát cân nặng phù hợp, có chế độ ăn uống khoa học, tránh béo phì, từ đó giảm áp lực lên cột sống, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
– Thực hiện các phương pháp điều trị chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm vai gáy hiệu quả. Hãy phát hiện sớm các biểu hiện nghi ngờ bệnh và đi thăm khám kịp thời để có biện pháp điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm bạn nhé!
GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP
Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021
Hotline: 1800 88 89 86
BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM