Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

1 Tháng Chín, 2021

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?Đây là vấn đề hàng nghìn người quan tâm bởi phương pháp mổ luôn tiềm ẩn những rủi ro biến chứng nhất định. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này!

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh vùng cột sống – thắt lưng, xảy ra khi có sự đứt rách vòng sợi khiến nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra và chèn ép các rễ thần kinh.

Hiện nay, có hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Trong đó, phương pháp điều trị bảo tồn được ưu tiên. Cụ thể, phương pháp này bao gồm:

– Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc: Thuốc giảm đau – kháng viêm (paracetamol, diclofenac, meloxicam…), thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal…), thuốc kháng viêm giảm đau corticosteroids (tiêm trực tiếp vào xung quanh dây thần kinh cột sống ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng).

– Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc với các kỹ thuật: Kéo nắn xương khớp Chiropractic, châm cứu, massage, yoga, kéo giãn cột sống…

Điều trị bảo tồn là phương pháp ưu tiên với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn trên trong khoảng 6 – 12 tuần mà bệnh vẫn không cải thiện, thậm chí bệnh nhân tiếp tục gặp các vấn đề như: tê yếu chân tay, khó đi đứng, đại – tiểu tiện không tự chủ… thì các bác sĩ sẽ chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Ngoài ra, một số trường hợp cần mổ cấp cứucho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khi:

– Thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức, thuốc giảm đau không có tác dụng.

– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây hội chứng đuôi ngựa: Tình trạng nhân nhầy đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (ngay dưới thắt lưng) với những biểu hiện như: bí tiểu, táo bón, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục… có thể tiến triển dẫn đến liệt.

Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể là nội soi cột sống hoặc mổ mở, mổ qua ống banh để loại bỏ nhân nhầy thoát vị, giải chèn ép thần kinh.

Cần mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khi phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả

Những điều cần biết khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Dưới đây là một số vấn đề quan trọng nhất:

Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có những biến chứng nào?

Hầu hết các trường hợp mổ đều tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Đối với người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, một số trường hợp dù đã mổ nhưng vẫn không thể cử động như bình thường, thậm chí còn tiến triển nặng hơn do những biến chứng như: Nhiễm trùng, thoái hóa cột sống, tổn thương thần kinh, xơ hóa vùng cột sống – thắt lưng, đau thắt lưng, xuất huyết, bại liệt…

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên luyện tập như thế nào?

Khi bắt đầu cảm thấy thoải mái, cơn đau không còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cá nhân thì người bệnh có thể luyện tập trở lại. Thời gian đầu, nên tập nhẹ nhàng ngồi thiền, đi bộ hoặc yoga, tránh vận động mạnh. Sau khoảng 2 tuần, người bệnh có thể tập vật lý trị liệu cùng chuyên gia.

Ngoài việc luyện tập, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau khi mổ cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Cần ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (đặc biệt là vitamin, canxi, sắt), đồng thời giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu.

Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sau bao lâu thì có thể làm việc bình thường?

Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có tỷ lệ thành công cao. Hầu hết những người làm văn phòng, không phải lao động nặng có thể trở lại công việc cũ trong khoảng 2 – 3 tuần sau khi mổ. Với những người lao động chân tay, khuân vác nặng thì lâu hơn, ít nhất khoảng 4 – 6 tuần.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã mổ rồi có tái phát không?

Dù là loại phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao nhưng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng vẫn có khả năng tái phát sau khi mổ. Theo thống kê, tỷ lệ thoát vị tái phát là 5 – 7%, xảy ra khi các thành phần còn lại của đĩa đệm sa xuống do bao xơ đĩa đệm bị tổn thương. Với những trường hợp này, phương pháp điều trị vẫn như cũ là điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật lại.

Có thể thấy rằng, việc can thiệp ngoại khoa đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết. Bởi những biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải là vô cùng nghiêm trọng, thậm chí việc tái phát sau mổ còn trầm trọng hơn rất nhiều. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết thêm các sản phẩm hỗ trợ để giúp tăng cường chức năng đĩa đệm và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể tái phát dù đã mổ

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản nhất về mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn tìm được phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả nhất!

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị, giúp nhanh chóng đem lại hiệu quả tốt nhất. Hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800 88 89 86 để được chuyên gia tư vấn cụ thể bạn nhé.

Hà Anh


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM