Bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm: Cách thực hiện và những điều cần lưu ý!

1 Tháng Chín, 2021

Bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp được nhiều người áp dụng vì tính đơn giản, an toàn. Vậy, bấm huyệt thoát vị đĩa đệm thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép các rễ thần kinh do vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị rách. Triệu chứng điển hình nhất của thoát vị đĩa đệm là đau lưng dai dẳng.

Theo y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống, yêu cước thống. Nguyên nhân là do can thận suy, phong hàn thấp thừa xâm nhập vào kinh bàng quang hoặc kinh đởm làm kinh khí bế tắc, từ đó gây đau, hạn chế vận động.

Ngoài ra, vận động sai tư thế hoặc lao động quá sức, chấn thương gây huyết ứ cũng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Theo y học cổ truyền, can thận suy, kinh khí bế tắc gây thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, điều trị thoát vị đĩa đệm thường kết hợp giữa việc dùng thuốc, phẫu thuật theo tây y và xoa bóp, bấm huyệt theo y học cổ truyền.

Dưới đây là kỹ thuật bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Làm mềm cơ vùng lưng và mông

Người bệnh nằm sấp, thầy thuốc thực hiện làm mềm cơ vùng lưng – mông bằng cách:

– Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón cái và ngón tay cái ấn xuống da người bệnh, di chuyển theo đường tròn dọc hai bên cột sống từ đốt sống lưng D7 đến mông 3 lần.

– Lăn: Dùng mu bàn tay và mô ngón cái hoặc dùng các khớp ngón tay ép xuống da bệnh nhân, di chuyển theo hai bên cột sống từ đốt sống lưng D7 đến mông 3 lần.

– Bóp: Dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón tay trỏ vừa bóp vừa hơi kéo lên, di chuyển dọc theo hai bên cột sống từ đốt sống lưng D7 đến mông 3 lần.

Cần làm mềm cơ trước khi bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm

Bước 2: Bấm huyệt

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt thường áp dụng trên những huyệt sau:

– Huyệt Thận Du (cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2 khoảng 3cm về phía ngoài), Đại Trường Du (cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 4 khoảng 3cm về phía ngoài), Giáp Tích L1 – S1: Dùng ngón tay cái ấn – day – xoay theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 – 5 phút để làm mềm cơ và giải tỏa co cơ.

– Huyệt Giáp Tích L1 – S1, Thận Du, Đại Trường Du, Cách Du (nằm ngay trên gai đốt sống thứ 7), A Thị Huyệt (những vị trí bị đau): Hai đốt ngón tay cái để vuông góc, dùng đầu ngón tay ấn xuống từ từ, tăng lực dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại 1 phút. Chú ý khi bấm không được day đầu ngón tay vì có thể gây đau và bầm tím.

– Huyệt B-23 và huyệt B47: Những huyệt này nằm ở lưng thấp. Bấm các huyệt này giúp giảm đau lưng và có thể hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa, đau do dây thần kinh bị chèn ép.

– Huyệt B-48: Huyệt này nằm ở hông, cách xương cùng một vài cm, ngay trên điểm lõm trên cơ mông. Người thực hiện nên ấn xuống từ từ bằng ngón cái, ngón tay hướng về phía xương chậu, giữ yên vài phút rồi nhả ra từ từ.

– Huyệt G-30: Đây là huyệt ở 2 cánh mông, ngay dưới huyệt B-48, hơi chếch ra bên ngoài. Bấm huyệt bằng cách dùng ngón tay cái ấn xuống nhẹ nhàng, ngón tay hướng vào giữa mông, giữ yên vài phút rồi nhả ra.

– Huyệt LI-4: Huyệt này còn được gọi là huyệt Hợp Cốc, nằm ở mu bàn tay, giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm huyệt này trong khoảng 10 giây, nhả ra và lặp lại ít nhất 30 lần giúp kích thích cơ thể tiết ra hoạt chất tương tự như Endorphin có tác dụng giảm đau.

– Huyệt LU-6: Huyệt này nằm ở phần trước của cánh tay, gần khuỷu tay, cách cổ tay khoảng 7-10cm. Bấm huyệt LU-6 với lực vừa phải, giữ yên khoảng 30 giây, nhả ra rồi lặp lại 3 – 4 lần và đổi tay.

– Huyệt B-5: Huyệt này nằm sau đầu gối, cách khớp gối vài cm, bấm huyệt này cũng giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm rất tốt. Để thực hiện, bạn hãy dùng ngón tay cái ấn vào huyệt và giữ yên trong 30 giây rồi từ từ nhả ra.

Nhiều người chọn điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém, không cần máy móc hiện đại và có tính an toàn cao. Quá trình bấm huyệt giúp giảm đau, giảm viêm, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và cột sống, giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn. Nhờ đó, bệnh thoát vị đĩa đệm được cải thiện.

Tuy nhiên, bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm có nhược điểm là hiệu quả chậm, không rõ ràng. Đặc biệt, người thực hiện bấm huyệt thoát vị đĩa đệm phải là thầy thuốc có chứng chỉ hành nghề, có kinh nghiệm điều trị. Trong khi đó, y học trong nước hiện chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể nào cho phương pháp này nên việc đánh giá hiệu quả còn hạn chế.

Còn theo các bác sĩ chuyên khoa, nhân nhầy đĩa đệm không thể trở về trạng thái cấu trúc ban đầu chỉ bằng việc tác động lực từ bên ngoài. Bởi vậy, có thể khẳng định bấm huyệt không thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm. Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, người bệnh cần kiên trì thực hiện và phải kết hợp với các phương pháp, sản phẩm điều trị theo y học hiện đại để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị, giúp nhanh chóng đem lại hiệu quả tốt nhất. Hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800 88 89 86 để được chuyên gia tư vấn cụ thể bạn nhé.


Bản quyền thuộc công ty y tế Nikko Việt Nam

GIẤY ĐK CÔNG BỐ SẢN PHẨM SỐ: 8255/2021/ĐKSP 

Do Cục An Toàn Thực Phẩm - Bộ Y Tế, Cấp ngày 15/09/2021

  • Trụ sở chính: Tầng 17 tòa Nam Cường Building, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 1800 88 89 86

  • Email: kyotohas2@gmail.com
Quy chế hoạt động
  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Zalo
  • Twitter
  • Tiktok
Tư vấn miễn phí
1800 88 89 86
Hotline (Số di động)

086 668 70 68

BẢN QUYỀN THUỘC CÔNG TY Y TẾ NIKKO VIỆT NAM